Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Ơgiêni- người con gái tỉnh lẻ mang vẻ đẹp thuần khiết

Ơgiêni- người con gái tỉnh lẻ mang vẻ đẹp thuần khiết
            Nàng Ơgiêni của Banzăc được miêu tả trước khi yêu và sau khi yêu vẫn là một cô gái hồn nhiên nhiều mơ mộng. Vẻ đẹp của một cô gái hai mươi hiện lên trong trang văn thật rực rỡ, nàng có làn da “mịn màng, thanh nhã, trán không khác trán tượng thần Giupite của Phiđiát, đôi mắt màu gio long lanh ánh sáng vì đời sống thanh khiết của nàng hiện cả ở đấy”, “Mũi hơi cao nhưng được cái rất phù hợp với cái miệng đỏ như hồng đan… Cổ tròn đầy đặn, ngực căng phồng phủ kín áo buộc người ta phải để mắt và mơ màng…”, trên khuôn mặt nàng có một vẻ đẹp cao quý bẩm sinh, “dưới vầng trán phẳng lặng là một đại dương tình cảm, và trong đáy mắt, qua hàng mi ngùn ngụt một vẻ gì cao cả thần tiên… Cái dung nhan điềm đạm, mặn mà, viền sáng như đóa hoa xinh vừa nở ấy bắt buộc người ta phải ngắm nhìn, khiến người ta thư thái và truyền cho người ta cái duyên kín đáo của một tâm hồn ánh lên ở đó”. Dường như trong con người nàng không bao giờ có chổ cho những dục vọng xấu xa, với nàng thế giới mà nàng sống toàn màu hồng, những người xung quanh nàng đều hiền lành, lương thiện, nàng dễ tin vào những lời nói của cha khi: “cha nàng cố tình giải thích sự vỡ nợi một cách độc địa, tính toán”. Có thể khẳng định rằng: “Ơgiêni chân thật như một đóa hoa thanh khiết trong rừng sâu, nàng không hề biết gì về những lối lề của xã hội và những lập luận man trá, những ngụy biện của nó”.
            Người cha của nàng xấu xa, keo kiệt hà tiện bao nhiêu thì nàng có tâm hồn thơ ngây trong sáng, lãng mạn và cùng với một trái tim nhân hậu bấy nhiêu. Nàng- một cô gái “thừa tiếng tăm vang dậy hai mươi dặm quanh vùng đến nỗi trong mỗi chuyến xe hàng từ Ănggiê đến Bloa, không ai không nhắc đến”, nàng không biết đến sự tồn tại của vàng, sự đam mê vật chất giống cha. Suốt ngày nàng chỉ biết có công việc “vùi đầu vào may vá những tã rách”, nàng chỉ biết sự cam chịu bóc lột trong ngôi nhà này cùng. Mẹ nàng và mụ Naông dưới thói gia trưởng và sự hà khắc của bố “Trong nhà có cái gì may vá thì hai mẹ con may vá tuốt; họ cần cù bỏ hết cả ngày giờ vào thứ công việc nặng nhọc như công việc của thợ nhà nghề ấy”.  
            Mặc dù khi xây dựng nhân vật này, Banzăc đã đặt lên đầu nàng nhiều vầng hào quang những không vì thế mà Ơgiêni mất đi tính hiện thực, ngược lại ở một góc độ nào đó, nàng vẫn mang trong mình những tính cách của những nhân vật lãng mạn khác. Khoác bên ngoài là một vẻ đẹp mang dáng dấp của người con gái tỉnh lẻ. Nhưng vào một ngày nọ một người em họ vì gặp khó khăn nên đã đến nhà nàng, từ đây nàng bắt đầu khai mở ra những tình cảm, những điều nàng chưa bao giờ dám nghĩ đến. Tình yêu quả thật có một sức mạnh kì lạ, nó làm thiêu trụi những đức tính nhút nhát, hèn kém ngày thường. Nàng nghĩ tới trang điểm, “trang điểm đối với nàng mới có ý nghĩa”, nếu ai từng xem nàng trang điểm chắc chắn đều có cảm giác trên đời này chắc chưa từng có người phụ nữ nào trang điểm kĩ như nàng: “Nàng bắt đầu chải mớ tóc nâu non cho óng, rồi mang hết công phu tết làm hai bím tóc lớn một cách hết sức cẩn thận, cố tránh không cho một sợi nào vương khỏi bím, nàng rẽ tóc thành hai mái cân đối làm cho dung nhan càng tăng thêm vẻ thơ gây, e ấp. Nàng rửa tay nhiều lần với nước lã. Nàng đi đôi tất mới và đi đơi dép đẹp nhất. Lần đầu tiên trong đời, nàng ao ước mặc vừa mắt nhất”. Tất cả những việc đó nàng làm chỉ vì Săclơ, nàng muốn mình xuất hiện trước mắt Săclơ một cách lộng lẫy nhất, đẹp nhất. Có thể nói Banzăc thật khéo léo khi đưa ngòi bút của mình chạm được vào những ngõ kín trong tình cảm của người con gái mới bước vào cuộc ái tình đầy sôi nổi này. Vẻ bên ngoài thay đổi nhanh như thế thì làm sao nàng có thể che dấu được thứ tình cảm tốt đẹp này chứ.

Tóm tắt Tác phẩm “ ƠGIÊNI GRĂNG ĐÊ ”

Tóm tắt Tác phẩm “ ƠGIÊNI GRĂNG ĐÊ ”
       Lão Grăng đê, ở thị trấn Xômuya, nguyên làm nghề đóng thùng, lợi dụng Cách mạng, mua rẻ tài sản quốc gia, tích trữ đầu cơ, tiếp tế cho quân đội, hưởng gia tài.... mà trở nên giàu có nhất tỉnh. Nhưng lão rất bủn xỉn, keo kiệt, độc đoán và tàn nhẫn, đày đọa vợ con vào cảnh sống thiếu thốn, bóc lột người ở duy nhất là mụ Nanông. Ơgiêni là con gái độc nhất của lão, có sắc đẹp hiền hậu và tâm hồn cao thượng. Ở thị trấn Xômuya có hai họ lớn nhất là Gruyso và Đe Graxanh, ganh nhau chiều nịnh và xăm xe lão Grăng đê hòng làm thông gia với lão, một người giàu có trong vùng. Họ Cruysô thì nắm những trọng trách ở trong tỉnh như cha sứ, quản lí văn khố, chánh án, còn lão Đê Graxanh thì làm chủ ngân hàng.
       Khi đó chàng thanh niên lịch sự Saclơ Grăng đê con người em ruột của lão Grăng đê ở Pari. Bố Saclơ là một tay tư sản giàu có ở Pari bị vỡ nợ trước khi tự tử đã gửi con cho Bác. Nhờ cậy ít vốn để làm ăn. Vậy là Ơgiêni yêu say đăm câu em họ và có bao nhiêu tiền vàng bố cho để dành liền đem tặng cả cho người yêu làm vốn kinh doanh. Săclơ cảm động trước tấm lòng của người chị họ, chang cũng trao cho Ơgiêni cái hộp đầy kĩ niệm của mẹ chàng, cùng với nụ hôn nặng tình và những lời thề thốt nặng lời từ biệt nàng sang Ấn Độ làm ăn, hy vọng một ngày nào đó sẽ lấy lại danh dự cho cha và cả dòng họ. Ở nhà lão Grăng đê biết chuyện thì dày vò vợ đến chết và giam lỏng con gái trong buồng chỉ được ăn bánh và uống nước. Nhưng rồi lão lại làm lành với con để đoạt phần gia tài người mẹ để lại cho nàng. Cuối cùng Grăng đê bị bại lộ và chết bên cạnh đống vàng. Ông không quên dặn con gái giữ gìn của cải để mai sau báo lại cho cha ở thế giới bên kia.
       Nàng Ơgiêni sống lặng lẽ  chờ đợi người yêu. Nhưng Săclơ grăng đê  sau khi làm giàu băng đủ mọi thể loại như đầu cơ, buôn người, bán đồ ăn cướp… Trở lại Paris thì đính hôn với một người con gái xấu là tiểu thư Bđriông. Con gái của một nhà quý tộc hòng tìm đường bay nhảy. Ơgiêni bị phụ tình, vì tôn giáo mà lấy Cruyrô. Nhưng thật không may chẳng bao lâu thì chồng chết, nàng sống một cuộc đời góa bụa vẫn lối sống như xưa với gia tài khổng lồ của mình, nàng luôn bỏ tiền ra để làm việc từ thiện.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua hai đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua hai đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”
Nguyễn Du là bậc thầy ngôn từ của thơ ca Việt Nam, là ngòi bút thiên tài trong việc sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để nói lên tâm trạng con người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình ở đây được hiểu là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của nhân vật. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng mà còn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Vì vậy mà Nguyễn Du đã đưa ra quan điểm của mình khi ông tả cảnh:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Nguyễn Du với ngòi bút điêu luyện, tinh tế trong lối miêu tả cảnh ngụ tình đã đưa tâm hồn con người hòa vào cảnh vật. Nhưng cũng đồng thời lấy hình ảnh con người soi dọi tâm hồn tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa hai chiều. Vì vậy, mà trong suốt thiên truyện, mỗi bước chân của Kiều đều được gắn với hình ảnh của thiên nhiên. Trong truyện Kiều nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thật muôn hình vạn trạng, mỗi một bức tranh thiên nhiên lại gắn với một tâm trạng của con người, soi dọi con người, giúp cho nhân vật gửi gắm tâm trạng của mình. Nghệ thuật ấy đã vẽ nên những bức tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút. Người đọc không thể quên được bức tranh hòa quyện tình cảnh trong đoạn “Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Hay nói cách khác đó là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình- một bức tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút.       Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện- Gia biến và lưu lạc, như những cụm mây đen đầu tiên che phủ lên cuộc đời Kiều. Đành đoạn dứt tình với Kim Trọng, nàng nguyện hiến thân cứu cha. Cái trong trắng của một tiểu thư từ nhỏ được mẹ cha bảo bọc, tình phụ tử sâu nặng và lòng hiếu thảo của đứa con ngoan đã đẩy nàng Kiều vào vòng lừa lọc từ những kẻ buôn người. Nỗi uất ức của nàng được Tú Bà xoa dịu bằng ngày tháng giam cầm ở lầu cao với cớ rằng để nàng tịnh tâm, bình phục. Những vần thơ buồn mênh mang như gieo vào lòng người đọc nỗi niềm sót xa không nguôi.
Trước hết, Nguyễn Du diễn tả nỗi cô đơn của Kiều. Câu thơ đầu đã đưa người đọc vào không gian tù hãm nên cảnh vật do đó cũng nhuốm mầu tâm trạng:
“ Trước lầu ngưng bích khóa xuân”
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.”
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. Chữ khóa xuân lấy từ điểm tích Chu Du bị gió đông cản việc phóng hỏa đốt trại Xích Bích, nên Đổng Tước không bị cháy, nhưng chính vì đó đã khóa chặt tuổi xuân hai chị em Đại kiều và Tiểu Kiều:
“ Đông phong bất dữ chu lang tiện
Đổng tước xuân tâm tỏa nhị Kiều”
Qua đó chúng ta nhận thấy đó là không gian tù hãm. Khung cảnh thiên nhiên ở đây được vẽ ra bằng khung cảnh nội tâm nhân vật. Cảnh vắng lặng, tuyệt đối không có một chút âm thanh, một bóng người như càng được cô lập Kiều trong sự cô đơn đến rợp người.  Bởi vậy, dù có cả "vẻ non xa" lẫn "tấm trăng gần" nhưng cảnh vật ấy chẳng thể nào gợi lên một chút tươi vui hay ấm áp. Nhà thơ đã dùng hai chữ "ở chung" thật khéo. Kiều trông thấy tất cả những thứ đó nhưng với nàng, chúng chẳng khác gì nhau và càng không có gì đặc biệt. Hai yếu tố trái ngược non xa, trăng gần tưởng như phi lí nhưng thực ra đã diễn tả rất chính xác sự trống trải của cảnh vật qua con mắt của Kiều. Khung cảnh "bốn bề bát ngát" chỉ càng khiến cho lòng người thêm gợi nhớ:
                                 “Bốn bề bát ngát xa trông  
                            Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.”         
Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mang đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Một người bình thường đứng trước không gian ấy cũng khó ngăn được nỗi buồn. Với Kiều, không gian rộng rãi, trống trải ấy chỉ càng khiến nàng suy nghĩ về cuộc đời mình:                 
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
Đó là một khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mông, vắng lặng không một bóng người. Cái vắng lặng của thiên nhiên và cái mênh mông của đất trời đã khắc sâu vào trong lòng người cảm giác cô đơn. Trong tâm hồn Thúy Kiều và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương. Chỉ sáu câu thơ, bằng nét bút chấm phá tài hoa, bức tranh thiên nhiên luôn làm nền cho hoạt động nội tâm của Kiều. Cảnh tình như hòa hợp làm một: cảnh buồn, tình buồn, ngôn ngang tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều thể hiện sâu lắng. Qua đó chúng ta thấy được sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Theo dòng tâm trạng của Kiều câu thơ bắt vào nỗi nhớ:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
Khác với tâm trạng Thúy Kiều khi xa Thúc Sinh và xa Từ Hải sau này. Nỗi nhớ Kim Trọng gắn liền với kỷ niệm của đêm trăng thề nguyền qua hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng”. Một lần nữa ánh trăng lại hiện ra. Ánh trăng là nhân chứng của tình yêu vẫn còn đó, lời thề: “tạc một chữ đồng đền xương” vẫn chưa ráo một người, một ngả chia xa. Người thì “rày trông mai chờ”, người thì bên trời “góc bể bơ vơ”. Lời thơ ít, ý thơ nhiều, những hình ảnh thơ chọn lọc đã diễn tả được nỗi nhớ nhung da diết mạnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng và tình cảnh bơ vơ của nàng. Càng nhớ đến Kim Trọng thì Kiều lại càng đau đớn cho thân phận mình, càng nuối tiếc mối tình đầu trong trắng, nàng càng ý thức được thân phận mình. Sau nỗi nhớ Kim Trọng đó là nỗi nhớ cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
Nàng đã nhớ thương cha mẹ khôn nguôi. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm mà tấm lòng hiếu thảo của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện thật cao đẹp và xúc động. Với bút pháp tài hoa độc đáo trong việc sử dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học. Nguyễn Du đã khắc họa được bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm trạng qua việc sử dụng điểm tích cổ của Trung Quốc. Từ những nỗi niềm buồn thương đó, Nguyễn Du đã khéo léo tô thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não lên thành đỉnh điểm, qua tám câu khép lại đoạn trích:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.”
Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên để làm nền sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Tất cả đều trở nên hoang sơ: “ Cửa bể chiều hôm” - thời điểm quen thuộc của nghệ thuật, của những lưu luyến khó tả. Đó là những hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Con thuyền và  những cánh buồm đều ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như niềm hy vọng của nàng chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mờ, những từ thấp thoáng, xa xa càng khiến hy vọng nhạt nhòa. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:
                                       "Buồn trông ngọn nước mới xa        
                                      Hoa trôi man mác biết là về đâu!"    

Cánh hoa mỏng manh dập dìu trước ngọn nước từ trên cao đổ xuống. Thử hỏi, cánh hoa mỏng manh ấy làm sao chịu nổi sức nước tràn? Cũng giống như Kiều, một người con gái nhỏ bé, yếu ớt nhưng bị cuộc đời xô đẩy. Nhìn cảnh vật mà Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau hình ảnh một cửa biển, một cách hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ, nhưng là nội cỏ dầu dầu:                                                                                      
                                        "Buồn trông nội cỏ dầu dầu 
                                 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".
Tuy nhiên, bãi cỏ không còn mang màu xanh tươi như tiết thanh minh tháng ba mà nó “rầu rầu” gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương. Xanh trời nối tiếp xanh đất nhưng xanh nào cũng là màu xanh tàn úa, héo hắt. Màu xanh tàn héo ấy khiến cho bức tranh trở nên ảm đạm. Kiều nhìn vào màu xanh mong tìm kiếm chút hy vọng nhỏ nhoi, nhưng càng hy vọng thì càng thất vọng. Kiều lại rơi vào nỗi thất vọng ngập tràn. Cảnh buồn hay vì người buồn nên cảnh mới buồn. Nàng Kiều đã thật sự tuyệt vọng, cảnh vật mang mầu tâm trạng. Nhìn cảnh vật u ám như tương lai mờ mịt của nàng. Cảnh vật đưa nàng vào suy nghĩ dằn vặt và đau xót hơn:                                                   
                             ”Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,   
                          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
      
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thấy mình dường như chao đảo. Từng ngọn gió mạnh thổi sóng vỗ ầm ầm. Cảnh vật dường như cũng đang nhuốm mấu hưu quạnh, mang tâm trạng của Kiều, mặt biển dậy sóng, lòng Kiều cũng dậy sóng. Những đợt sóng dữ dội như dự báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang chờ Kiều trước mắt. Người con gái tài sắc trong hoàn cảnh đó đã hoảng loạn vô cùng. Và toàn bộ tám câu thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh với mặt biển, chân mây, cánh hoa, nội cỏ, sóng gào, gió cuốn vừa buồn thảm, vừa ghê sợ. Bức tranh thiên nhiên ấy đồng thời mang tâm trạng và hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng hãi hùng trước tương lai mờ mịt. Đoạn thơ nói lên hiện tại lẻ loi, đơn độc và báo hiệu ngày mai đầy khủng khiếp của nàng. Qua đó, chúng ta thấy được ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng của Thúy Kiều thật đúng với lời khen ngợi: “như máu chảy ở đầu ngọn bút và thấu nghìn đời”.
Nếu như trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du thông qua hình ảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng buồn cô đơn của Thúy Kiều thì ở đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” Nguyễn Du cũng đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều đối với Thúc Sinh cũng như đối với số phận của mình. Nỗi buồn ly biệt từ lòng người.
Đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”, gồm tám câu năm trong phần lưu lạc và gia biến. Có thể nói đây là đoạn trích tả cảnh ly biệt đặc sắc nhất. Cảnh ly biệt có kẻ ở người đi, có bao nhiêu bịn rịn như bao cảnh chia ly khác nhưng cái đẹp ở đây chính là sự hòa hợp giữa cảnh vật và con người. Cảnh vật cũng như nhuốm màu ly biệt. Cả không gian, thời gian đều nhuốm màu chia ly.
“Người lên ngựa  kẻ chia bào.
                           Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”

 Đây là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với rừng phong thu bát ngát rộng lớn. Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san", nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa khi chia tay, từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu".
Kim Trọng đi, Kiều ở lại, một mình đựng lặng lẽ, cô đơn, hướng mắt theo Kim Trọng. Cảm giác lưu luyến bin rịn khôn nguôi, cảm xúc tạo nên cái cảm xúc biên thùy:
                                "Dặm hồng bụi cuốn chinh an,     
                     Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh".     

Con đường đỏ bụi “dặm hồng”, bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa “bụi cuồn chinh an”. Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn mãi cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của ngàn dâu mờ xa cuối chân trời. Chữ "trông" và chữ "khuất" diễn tả tình cảm lưu luyến khôn nguôi. Từ màu đỏ của "rừng phong thu" đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu của tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ:  
                                        "Ngàn dâu xanh ngắt một màu,     
                                          Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
Màu xanh ở đây không còn giống màu xanh của cỏ nội dầu dầu. Nhưng màu xanh này cũng ảm đạm, cũng thê lương. Giữa hai người là sự ngăn cách của ngàn dâu xanh ngắt một màu. Màu xanh trở nên xa vời và ngăn cách. Câu thơ tự sự bỗng chốc trở thành câu thơ chữ tình chứa chan tâm trạng. Nguyễn Du đã tiếp nhận hình ảnh ấy để đưa vào khung cảnh ly biệt giữa Thúc Sinh và Kiều, làm cho cuộc chia tay trở nên bịn dịn, da diết. Cảnh buồn, người buồn, câu thơ như có một sức lan tỏa đặc biệt, khiến cho độc giả ngày nay khi đọc câu thơ cũng không khỏi bùi ngùi xúc động.
Cuộc chia tay nào cũng đến lúc phải xa nhau, phải buồn, mỗi người đôi ngả. Tuy nhiên, nỗi buồn và cô đơn của Kiều ở đây như có lan tỏa mãnh liệt đến từng cảnh vật, cảnh vật nhuốm mầu hiu quạnh. Nàng thương mình lẻ loi, cô đơn "chiếc bóng năm canh", thao thức, thương nhớ, chờ đợi.... Nàng thương Thúc Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, nhưng mình cô đơn "một mình", và một ngày một "xa xôi" thêm:                                                                         
                             "Người về chiếc bóng năm canh,      
                           Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi".    

    "Người về" với "kẻ đi" ở hai phía chân trời. "Chiếc bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng. Xưa là vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ có vầng trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn  thương nhớ!                                                                                               
                                      "Vầng trăng ai xẻ làm đôi      
                             Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường"
Đó là một nỗi cô đơn chia sẻ bao chùm lên toàn cảnh vật. Cảnh vật đó cũng trở nên buồn bã, thê lương. Nên hình ảnh thiên nhiên nào hiện lên cũng cô đơn, lẻ loi. Đặc biệt là hình ảnh “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”, như một tiếng thở dài bất lực của số phận. Đồng thời, hai câu thơ đã thể hiện lòng xót thương của Nguyễn Du đối với số phận và hạnh phúc của Kiều. Qua đấy thấy được ngòi bút tài hoa của ông. Phải chăng Nguyễn Du đã mượn ca dao để nói vân dụng vào câu thơ của mình? Hay tác giả dân gian đã mượn câu Kiều để khơi nguồn thi hứng? Rõ ràng truyện Kiều đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc, đã trở thành lời ru, câu hát dân gian:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa.”
Hình tượng vầng trăng bị ai xẻ làm đôi đã để lại trong lòng ta bao xót thương và ám ảnh. Ở đây cảnh vật được xây dựng bằng bút pháp của hội họa: có sắc màu, có hình ảnh nhưng lại ảm đạm, hiu hắt ? Gợi cảm giác cô đơn rợn ngợp của con người trước cái bao la, mênh mông của không gian; buồn nhưng không bi lụy bởi cuộc chia ly ít nhiều còn có hy vọng. Nghệ thuật tả cảnh với những chi tiết được chọn lọc kỹ càng, chấm phá. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng con người khéo léo, sâu sắc, tả cảnh ngụ tình tinh tế, tài tình. Đoạn trích thể hiện ngòi bút tài năng của nhà thơ Nguyễn Du, một thiên tài đỉnh cao nghệ thuật. Đoạn trích được đánh giá ngang tầm với một thiên phú biệt ly. Tác giả đã gạt bỏ những chi tiết tự sự, thay vào đó để thiên nhiên nói hộ tâm trạng của con người.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong văn học thời trung đại. Sáng tác của ông được hình thành bởi sự tiếp thu, kế thừa một cách sáng tạo tinh hoa văn học Việt Nam, văn học Trung Hoa và các nước lân cận. Bởi lối sống phong phú được thanh lọc qua trái tim nhân hậu và tài năng, Nguyễn Du đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ, một kiệt tác văn chương: “Truyện Kiều”.
“Truyện Kiều” đã kết tinh đỉnh cao của nghệ thuật thi ca Việt Nam. Mỗi một hình thức nghệ thuật được Nguyễn Du lựa chọn và sáng tạo hết sức tinh tế và điêu luyện. Mỗi bút pháp ông sử dụng đều đáng để người đời sau học tập. Trong đó nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình dưới ngòi bút của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút, điêu luyện. Vì vậy, mà đọc từng trang “Truyện Kiều” chúng ta có cảm nhận “Truyện Kiều” là một bức tranh thủy mặc rộng lớn. Ngoài thảm cỏ non xanh tận chân trời:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Kiều đi dự lễ Thanh Minh.
Đó còn là cảnh lung linh ánh nước soi chiếu mây vàng của hoàng hôn:    
 Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng.”

Hay bóng liễu rủ bên cầu và thướt tha soi bóng trên sông tạo nên một khung cảnh đẹp mộng thơ :                                                                              
 Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ đó là khi được gắn với cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che”. Đó là khi Kiều vẫn đang được hưởng niềm hạnh phúc, hưởng sự thơ ngây trong trắng của một cô gái mới đến “tuần cặp kê”. Thiên nhiên dưới cái nhìn của Kiều dường như đẹp, tuy buồn nhưng không chưa trải sóng gió nên cảnh vật mang một nỗi buồn nên thơ.
Ngoài ra, trong truyện Kiều vẫn có cảnh khác mà màu sắc lại buồn ảm đạm, chỉ có màu nâu của đất, màu xanh vàng của cỏ úa chen chân bên cái thấp lè tè của gò đất mả Đạm Tiên:                                                                        
                                      “Sè sè nắm đất bên đường      
                                Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
Đến khi Kiều gặp gia biến phải lưu lạc, sống một cuộc sống tủi nhục, cô đơn, phải chịu đựng nỗi đắng canh, thì dường như cảnh vật cũng buồn hơn, đẹp nhưng sầu:                                                                                                                                                   
                                Cửa bồng vội mở rèm châu
                           Trời cao sông rộng một màu bao la.”
Đó là lúc Kiều thất vọng cuộc đời, mở cửa phòng nhỏ bé để gieo mình xuống dòng bao la của sông Tiền Đường. Cảnh vật mang màu ảm đạm, thê lương. Cảnh hòa với tình, tình hòa cảnh đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên nhuốm mầu tâm trạng của con người. Đó chính là nhờ bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút của Nguyễn Du. Chính vì vậy mỗi khi đọc truyện Kiều chúng ta nhận thấy thiên nhiên luôn luôn soi dọi từng bước đi của Kiều.  

Sự vận động của cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam hiện đại từ 1945- nay.

Sự vận động của cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam hiện đại từ 1945- nay.
                                               
“Đẻ” một tác phẩm thơ trong thời đại mới có thể không cần tới liều thuốc thời gian hay những kiểu gia vị ấp ủ, băn khoăn. Cảm hứng vụt đến, bất chợt rồi thi sĩ sinh hạ tạo những luồng run rẩy mới cho thơ. Vì vậy cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam vận động, thay đổi, phát triển mau lẹ có nhiều cách tân tạo dấu ấn cá nhân sâu sắc nhất là từ 1945 đến nay.
Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là cái tôi bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Trong phân tâm học, cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Trong thơ cái tôi  là cái cá nhân tuyệt đối, được định hình một cách cụ thể trong  một tình huống không thể là ...tình huống chung – Trích Thiếu cái tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt- Mãn Châu. Còn theo chúng tôi thì cái tôi đó là cá tính sáng tạo, góc khuất của nhà thơ, con người với những suy nghĩ mang dấu ấn cá nhân được chụp lại. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng cái tôi tồn tại trong xã hội, chịu sự tác động của xã hội ở những mặt nhất định vì vậy thông qua cá tính cá thể chúng ta có thể nhìn thấy, nhìn thấu bối cảnh xã hội cái tôi không hoàn toàn thoát khỏi xã hội. Chúng tôi khái quát sự vận động của cái tôi theo cách hiểu của riêng mình: Cái tôi hòa chung -> cái tôi trữ tình -> cái tôi hoài nghi -> cái tôi bản ngã.
Trong thơ ca Việt Nam cái tôi ngay từ đầu đã được các nhà thơ quan tâm thể hiện nhưng bối cảnh xã hội khác nhau nên quan niệm cái tôi cũng vì thế mà thay đổi. Giai đoạn 1945- 1954 do yêu cầu của cách mạng nên cái tôicái tôi của quần chúng, nói tiếng nói chung của giai cấp tầng lớp đại chúng. Cái tôi trữ tình của tác giả hòa tan vào cái chung, nhập vai nhân vật quần chúng như Tố Hữu, Chế Lan Viên…
Sau 1954 cái tôi riêng của tác giả xuất hiện trở lại, xu thế trữ tình hướng nội đã tăng lên như cái tôi tuổi thơ, ấn tượng riêng về gia đình về quê hương, đề tài tình yêu và hạnh phúc như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh…
1975-1986 cái tôi được thể hiện nhiều nhưng cái tôi dường như rất cô đơn mơ hồ, bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, của tình hình đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước vẫn chưa tìm được con đường đi đúng cho mình. Cái tôi không phải là cái tôi hồ hởi bước ra khỏi chiến tranh. Tuy vị thế người chiến thắng nhưng cảm thấy bất lực, lạc hậu trước thời đại trở nên hoài nghi thu mình lại như Người đàn bà ngồi đan- Ý Nhi.
Sau 1986 đất nước bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa tìm ra con đường đi đúng đắn cho toàn dân tộc cái tôi tự do phát triển cùng thời đại, thơ đã cách tân đi trước thời đại, đề cao cái tôi cá nhân lên tiếng đòi cải cách thay đổi, hàng loạt cây bút trẻ với những phong cách mới. Sang thế kỉ 21 theo xu thế hòa nhập cùng thế giới sự giao lưu giữa các nền văn  hóa, văn học các cây bút trẻ muốn bắt cùng nhịp thời đại nên đã quan niệm cái tôi cá nhân gần như phương Tây nhà thơ nào cũng để lại dấu ấn riêng của mình như nhà sáng tạo. Lưu lại hình bóng riêng của mình trên trang viết Nguyễn Hữu Hồng Minh Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…Phan Huyền Thư từng nói "Tôi còn biết quan tâm đến điều gì ngoài câu chữ và cảm xúc của chính mình khi làm thơ?”. Cái tôi cá nhân đã được đề cao tuyệt đối, cảm xúc cá nhân từ những chuyện rất riêng. Đặc biệt theo xu thế thời đại càng những riêng tư khó nói, càng những vấn đề mà mọi người né tránh chưa dám đối mặt thì các nhà thơ lại càng hăng say tìm kiếm. Thơ đề cập tới sự cô đơn, tình yêu là đề tài nóng hổi mà nhà thơ nào cũng ẩn mình vào. Thơ là một bộc lộ thật nhất những góc cạnh mà người khác không nhìn thấy khi đối diện với ngoài đời.
Nhìn chung thơ văn Việt Nam có sự đổi mới cách tân nhưng chưa có sự gắn kết để tạo được trào lưu mạnh mẽ nhất quán giữa các tác giả, thơ văn vẫn đang mò để tìm đường đi thế đứng.
                                                                                                ( Lê Thị Huyền- 08SNV)

Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
của báo chí Đà Nẵng

Cùng hòa chung với nhịp đập báo chí và vận mệnh của đất nước, báo chí Đà Nẵng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong những tháng ngày cách mạng diễn ra, Đà Nẵng đã mở hiệu sách Trung Tân ở trung tâm thành phố (nay là đường Phan Châu Trinh) chuyên bán sách báo tiến bộ của Quan Hải tùng thư. 
Xuất bản nhiều báo chí của Trung ương và báo Quyết Tiến của tỉnh. 
Những năm 1970, toàn thành phố có 30 phòng đọc sách báo tại các khu phố, Tòa Thị chính và công viên Quốc tế. Ngoài các bản tin thời sự của Ty Thông tin, những tập san của Phòng thương mại, nội san của các đoàn thể, ở thành phố Đà Nẵng có hai tờ báo xuất bản và phổ biến cho toàn quân khu I là tuần báo Thời Mới và Tuần báo Trường Sơn.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự biến động của đất nước, hoạt động báo chí trên địa bàn Đà Nẵng từ thời đổi mới đến nay, nhất là những năm gần đây, luôn sôi động, quyết liệt, đa dạng.
Các cơ quan báo chí của Đà Nẵng tuy không nhiều nhưng đều có đủ các loại hình và hoạt động rất năng nổ, sáng tạo được bạn đọc hết sức quan tâm. Hầu hết các cơ quan báo chí của Trung ương  đều có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.
2. Quy mô
Hoạt động báo chí trên địa bàn Đà Nẵng từ thời đổi mới đến nay, nhất là những năm gần đây, luôn sôi động, quyết liệt, đa dạng không thua kém so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Với trên 70 Văn phòng đại diện báo chí Trung ương và các địa phương bạn, nên hằng ngày, hầu như mọi sự kiện của Đà Nẵng đều được phản ánh kịp thời trên các phương tiện truyền thông. Bản thân điều đó cho thấy sức hấp dẫn lớn của Đà Nẵng. Chính sự quyết liệt của thành phố, chính những chủ trương, những cách làm mới của Đà Nẵng, tự nó là chất liệu tươi mới và luôn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. 
Hiện nay, Đà Nẵng có gần 500 cán bộ, phóng viên làm việc tại 7 cơ quan báo chí của địa phương, trong đó có hơn 300 hội viên Hội Nhà báo. Còn 70 Văn phòng đại diện cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương bạn có khoảng trên 300 cán bộ, phóng viên. Riêng đội ngũ những người làm báo của Đà Nẵng hầu hết đã qua trình độ đại học, cao đẳng; được đào tạo công tác quản lý, lý luận chính trị cao cấp. Nhiều nhà báo đã có các tác phẩm đoạt giải báo chí trong nước và thành phố, được dư luận đánh giá cao.
Báo chí của Đà nẵng phát triển ở tất cả các loại hình
Báo in: Báo Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo tuổi trẻ, báo công an, báo nhân dân, báo đại đoàn kết, báo lao động, báo tiền phong, báo thanh niên tiền phong, báo quân đội nhân dân, báo nhân dân, báo quân khu V, báo thông tấn xã tại Đà Nẵng,Giáo dục thời đại …
Báo mạng: Báo dân trí, PVTT Báo Điện tử VietNamNet, trang thông tin điện tử Đà Nẵng CQTTrú Đài Tiếng nói Việt Nam, báo điện tử Cộng sản Việt Nam….
Báo truyền hình: trung tâm truyền hình tại Đà Nẵng, đài truyền hình DRT, đài tiếng nói phát thanh truyền hình Đà Nẵng..
Các tờ tạp chí: Tạp chí Non nước, Khoa học- công nghệ, Cộng sản, lao dông công đoàn…
 3.  Vai trò của báo chí Đà nẵng    
  Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang phát triên mạnh về kinh tế và cả xã hội nên báo chí đóng một vị trí  vô cùng quan trọng trong  sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang phát triên mạnh về kinh tế và cả xã hội nên báo chí đóng một vị trí  vô cùng quan trọng trong  sự phát triển chung của thành phố.. Báo chí như một tấm gương phản ánh mọi hoạt động của thành phố,Cơ quan ngôn luận của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp,. Nó định hướng thông tin một cách chính xác nhất. Gíup ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế của thành phố
Báo chí như một  công cụ hữu hiệu để quản lý và cải cách điều hành xã hội
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Đà Nẵng, báo chí như một chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp, báo chí như là một động lực để phát triển kinh tế. báo chí là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp, là động lực để phát triển kinh tế.
Một điều có vai trò rất quan trọng là bao chí giúp định hướng và tạo dư luận xã hội, có như vậy thành phố mới tạo lập được sự bình yên, trật tự không rối ren và tạo được thông tin một chiều.
 Tóm lại với một thành phố đang phát triển như Đà Nẵng hiện nay vai trò của báo chí rất lớn và vô cùng quan trọn
 4: Một số tờ báo tiêu biểu ở Đà Nẵng
4.1  Báo Đà Nẵng
Lịch sử ra đời:
Lịch sử Báo Đà Nẵng ngày nay đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giành lấy quyền độc lập - tự chủ, thoát khỏi ách ngoại xâm của nhân dân Đà Nẵng, nhân dân Quảng Nam và các tỉnh khu Năm cũ. Và tờ Báo Đà Nẵng đã qua rất nhiều lần đổi tên: Vào tháng 1-1947, Tỉnh ủy và Việt Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã có quyết định đổi tờ Tin tức thành tờ Chiến Thắng - cơ quan của Việt Minh Quảng Nam  - Đà Nẵng. Đến năm 1956, Tỉnh ủy đã quyết định ra lại tờ báo của Đảng bộ mang tên mới Quyết Tiến. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng, cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng. Và năm 1960 được xem là năm báo Đảng của thành phố Đà Nẵng ra số đầu tiên.
Cuối năm 1964 đến tháng 11-1967, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cho phát hành tờ Cờ Giải phóng. Đến đầu năm 1968, Trung ương quyết định nhập thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Đà để thành lập Đặc khu Quảng Đà. Từ đây, hai tờ báo lại hợp nhất trở lại với tên Giải phóng Quảng Đà.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là giai đoạn phát triển mới của Báo Đà Nẵng. Báo Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành Báo Đà Nẵng và Báo Quảng Nam.
Báo Đà Nẵng, từ ngày 2-1-1997 chính thức chạy trên măng-set: Báo Đà Nẵng – Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng; Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng.
Xuất bản:
Từ khi ra đời cho đến nay, tờ Báo Đà Nẵng đã qua rất nhiều lần đổi tên, có khi tách ra có khi nhập vào nhưng tờ báo vẫn là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Báo xuất bản một tuần 4 số (3 số thường xuất bản vào các ngày thứ hai, tư, sáu, khổ 48 x 58cm, 4 trang và số báo Cuối tuần, in 12 trang, khổ 29 x 40cm ra vào thứ bảy hằng tuần).
Bên cạnh đó, trước yêu cầu mới của thực tiễn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc, được Ban Thường vụ Thành ủy và Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép, ngày 1-1-1999 Báo Đà Nẵng ra nhật báo. Với nhiều chuyên mục mới, nội dung và hình thức được cải tiến, có thể nói Báo Đà Nẵng là một trong số ít báo Đảng địa phương phát hành hằng ngày sớm nhất bấy giờ.
Trong nỗ lực tiếp cận và cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc, nhất là với độc giả đang làm việc, sinh sống và học tập ở xa thành phố, từ tháng 4-2008, Báo Đà Nẵng điện tử (baodanang.vn) chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản. Ngoài việc thông tin kịp thời, nhất là các sự kiện lớn, tình hình thiên tai, các chính sách mới… Báo Đà Nẵng điện tử còn giới thiệu tương đối có hệ thống các chuyên mục, được bạn đọc đánh giá tích cực; năm 2009 đã có hơn 4,3 triệu lượt người truy cập từ hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Lượng phát hành:
Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tách, nhập của tờ báo nhưng với lòng nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết của đội ngũ phóng viên và cộng tác viên. Đến nay, báo Đà Nẵng đã có những thành tích đáng kể, chỉ tính riêng trong năm 2010, báo đã đăng tải 7.007 bài, 3.811 tin, 5.551 ảnh, 235 bài quốc tế, 37 truyện ngắn, 114 bài thơ và 190 bài viết các chuyên mục khác; xuất bản 1.223.630 tờ báo ngày và báo cuối tuần; xuất bản 8.000 cuốn đặc san “Đà Nẵng – 35 năm xây dựng và phát triển”, 6.000 cuốn đặc san “Sức mạnh đồng thuận”, 4.500 cuốn đặc san 21 – 6 chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam và 5.000 cuốn đặc san Xuân Tân Mão.
Tôn chỉ hoạt động:
Trong hơn 10 năm qua kể từ khi thành phố trực thuộc trung ương, với nhiệm vụ “Cơ quan của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng; Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố Đà Nẵng”, báo Đà Nẵng không ngừng đổi mới, trực tiếp được Thường trực Thành ủy chỉ đạo, báo đã bám sát nhiệm vụ chính trị, là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng, báo đã có hàng ngàn bái viết về các chủ trương, chính sách phát triển của thành phố, về phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, về việc di dời, giải tỏa, bố trí tái định cư, về xây dựng kết cấu hạ tầng, về khát vọng và quyết tâm xây dựng thành phố “5 không”, “3 có”, về những tấm gương chân thật và xúc động của các cựu chiến binh vượt qua hoàn cảnh, là tấm gương cho thế hệ trẻ, về những em học sinh vượt khó trong học tập, về sự miệt mài trong nghiên cứu và giảng dạy, về những tấm lòng của những thầy thuốc đêm đêm tận tụy vì sự sống của người bệnh, về những con người hoàn lương, về những công trình, những lễ hội làm thăng hoa người dân thành phố.
Bộ máy và công tác cán bộ:
Tổng biên tập: Mai Đức Lộc
Hiện nay, số đơn vị của báo Đà Nẵng gồm 10 phòng, tổng cán bộ công chức – lao động có 79 người; trong đó, biên chế 48 người.
Toà soạn:
42 Trần Phú – TP. Đà Nẵng
Báo điện tử: www.baodanang.vn
Đại tá Lê Minh Hùng
Tòa soạn:
62 Phan Châu Trinh – TP. Đà Nẵng. Báo cũng có văn phòng đại diện tại phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh), tại Bắc Miền Trung (Thành phố Vinh) và Tây Nguyên (Gia Lai).
4.2. Đài phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng (DRT)
Lịch sử ra đời:
Hai ngày sau khi thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng, đài Phát thanh Quảng Nam – Đà Nẵng đã phát bản tin đầu tiên, vào lúc 11h ngày 31 tháng 3 năm 1975. Đến năm 1997 sau khi Quảng Nam – Đà Nẵng chia tách tỉnh, đài đổi tên thành Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, gọi tắt là Đài DRT. Qua từng giai đoạn phát triển, đài không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, chất lượng các chương trình phát sóng cũng từng ngày được cải tiến nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu bạn nghe đài và bạn xem truyền hình.
Thời lượng phát sóng:
          Hiện nay, mỗi ngày chương trình truyền hình của đài được phát trên hai kênh là DRT1 và DRT2. Hệ phát thanh được phát trên hai kênh AM và FM. Với hệ thống ngành dọc, đài có 5 đài Truyền thanh quận, huyện và gần 50 đài, trạm FM của các phường, xã.
+ Hiện nay đài đang tiếp sóng:
Đài tiếng nói Việt Nam:
Đài truyền hình Việt Nam: Thời sự VTV1
+ Truyền hình cáp:  Truyền hình cáp Đà Nẵng có 70 kênh truyền hình, trong đó 46 kênh tiếng Việt và 24 kênh nước ngoài.
Thành tích đạt được:  
Qua từng chặng đường phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực sự là một trong những công cụ tuyên truyền, giáo dục hiệu quả của Đảng bộ, Chính quyền và là cầu nối gắn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Với những nổ lực trong hoạt động của mình Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng Ba, nhiều Cờ thi đua luân lưu của Chính Phủ, Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, Cờ thi đua xuất sắc ngành Phát thanh –Truyền hình Việt Nam, bằng khen của UBND thành phố Đà Nẵng.
Ban lãnh đạo:
Ông Huỳnh Văn Hùng: Giám đốc, Tổng biên tập.
Ông Trần Đình Sanh: Phó Giám đốc Thường trực, Phó Tổng biên tập.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình: Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập.
Ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc kỹ thuật.
Trụ sở: Số 19 – Lê Lợi – Thành Phố Đà Nẵng.
4. 3 Báo Thanh niên tại Đà nẵng

Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới

Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới
Nguyễn Du là người con đặc biệt của dân tộc. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng với nhiều người  làm quan to trong triều đình phong kiến, trong một gia đình có truyền thống văn học, nhiều người viết sách, làm thơ.
Nguyễn Du được nuôi dưỡng trong một nền Nho học và truyền thống của dòng họ, quê hương. Ông lớn lên trong cảnh gia đình li tán khi triều đình Lê- Trịnh rối ren, chứng kiến nhà Tây Sơn chiến thắng và sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay trong một khoảng thời gian lịch sử đầy biến động . Sau này, Nguyễn Du ra làm quan dưới triều Nguyễn. Cuộc sống gia đình li tán, phải lưu lạc nhiều năm đã trở thành nguyên nhân chính tạo nên bi kịch rất lớn trong cuộc đời của Nguyễn Du. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông luôn luôn có những mâu thuẫn trong tư tưởng của mình. Hoàn cảnh xã hội, dòng họ và gia đình cộng với cuộc sống của bản thân đã ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của Nguyễn Du.
Nguyễn Du sáng tác thành công cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu trong sáng tác của ông là các tập thơ chữ Hán ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và chữ Nôm ( Văn chiêu hồn, Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều), Văn tế Trường Lưu thị nữ)… Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du không chỉ thể hiện tài năng kiệt xuất, tinh hoa nghệ thuật văn chương của ông mà còn thể hiện khát vọng muốn chia n    sẻ nỗi đau nhân tìnhvới mọi cảnh đời, mọi thân phận trong xã hội. Trong những sáng tác của mình, ông đặc biệt ưu ái với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhà thơ dành tặng họ những câu thơ chan chứa lòng yêu thương, cảm thông chia sẻ. Không chỉ có vậy, Nguyễn Du còn lên tiếng bênh vực, đấu tranh cho quyền sống, quyền được hạnh phúc của những thân phận phụ nữ bất hạnh. Một trong những tác phẩm của Nguyễn Du khắc hoạ rõ nhất hình ảnh người phụ nữ trong chế độ phong kiến là Truyện Kiều. Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ trên đầu ngón tay, mỗi câu thơ viết ra như đứt từng khúc ruột.
Các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du cho chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn về dòng đời, dòng tâm tưởng của ông. Nhà thơ đấu tranh cho khát vọng sống, khát vọng về tình yêu và hôn nhân, khát vọng công lí trong xã hội. Ông thẳng tay lên án và vạch trần tội ác của chế độ phong kiến đương thời đã vùi dập khát vọng được sống của nhiều kiếp người trong xã hội. Đại thi hào dân tộc nhận thức rõ mâu thuẫn bức bách của xã hội nhưng ông chưa đưa ra được giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn đó. Nguyễn Du không chỉ là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lỗi lạc, một  nhà thơ thiên tài, một nhà văn vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là của nhân loại, là danh nhân văn hoá thế giới.

Esin – “Cha đẻ của bi kịch”

Esin – “Cha đẻ của bi kịch”
Với những đóng góp to lớn cho nền bi kịch Hy Lạp cổ đại, Esin được coi là “cha đẻ của bi kịch” vì ông không chỉ là người mở đường cho sự ra đời của thể loại này mà còn vì tác phẩm của ông đã đạt tới độ hoàn chỉnh nhất định, phản ánh được những nét nổi bật của cuộc sống, con người và thời đại.
Không khí sục sôi của thời đại, cuộc đời chiến đấu vào sinh ra tử của bản thân khiến văn nghiệp của ông mang một mục đích phục vụ cao quý, tính chất chiến đấu ấy vừa mang cái bi vừa mang cả cái hùng mà con người đương thời không sao sánh kịp. Kịch của ông ra mắt vào đầu thế kỷ V tr.C.N, thời kỳ Aten sống trong vòng hào quang rực rỡ nhất. Trong bi kịch của Esin, ý chí tự do của con người đã vươn lên trên cả số mệnh. Esin qua “Quân Ba Tư” đã nói lên đặc điểm nổi bật thời bấy giờ của người Hy Lạp là “gắn bó với tự do còn hơn với mạng sống …”, và trận Xalamin mà “Quân Ba Tư” đề cập đến là một chiến công oanh liệt của quân Hy Lạp chống quân Ba Tư, một đế quốc lớn của Châu Á. Esin đã mô tả chiến trận này với cái nhìn bao quát và cụ thể mà theo các nhà nghiên cứu còn hơn cả sử gia Hêrôđôt. Chính nghĩa phải chiến thắng phi nghĩa – với sức mạnh của chân lý muôn đời ấy, quân Hy Lạp chỉ có hơn 300 chiến thuyền nhỏ  mà đã thắng Quân Ba Tư với hơn 1000 chiến thuyền lớn. Kẻ gieo gió sẽ gặt bão, lời thơ của Esin lồng lồng tinh thần của thời đại, tinh thần tự cường tự chủ không một bạo lực nào có thể dập tắt. Với đề tài nóng hổi của cuộc chiến tranh Hy – Ba, bi kịch Quân Ba Tư của Esin đã gợi lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, không chỉ thể hiện một chiến công oanh liệt của nhân dân Hy Lạp trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Ba Tư mà còn khẳng định chiến thắng của sự văn minh tiến bộ đối với cái giã man lạc hậu.
 Cách tả thực đi đôi với phương pháp hư cấu (Quân Ba Tư), giọng văn khi hùng tráng khi trữ tình có sức truyền cảm đối với người nghe người đọc, cách xây dựng nhân vật sống động ghi tạc vào trí óc của người đọc, người xem (Êtêôclơ, Prômêtê), Esin xứng đáng là những “viên gạch vàng” đặt nền móng và trở thành một nhà bi kịch lớn của nhân loại.