Bức chân dung tự hoạ Trần Tế Xương trong thơ tự trào
Trong thơ tự trào của Tú Xương nổi bật lên đó là tính hình
tượng độc đáo. Tính hình tượng ấy thể hiện qua hình tượng ông Tú tự trào. Qua
hình tượng này người đọc nhận thấy bức chân dung tự hoạ của Tú Xương. Đến với
thơ tự trào Nguyễn Khuyến chúng ta thấy nhà thơ luôn có sự khẳng định bản ngã
của một nhà Nho chuẩn mực đạo đức Nho gia. Ở Nguyễn Khuyến, dù là tự trào trực
tiếp hay kín đáo thì thơ ông lúc nào cũng thể hiện rõ hình ảnh của một nhà Nho
cao đạo đang tự cười mình. Đó là nụ cười nhỏ nhẹ mà chan chứa suy tư. Khác với
Nguyễn Khuyến và nhiều nhà thơ khác, Trần Tế Xương trong kiểu tự trào ta thấy
nhà thơ không có giọng thâm trầm, kín đáo mà ông luôn thẳng thắn. Ông trực tiếp
cười mình một cách hả hê, khi thì phủ định, lúc lại ngông ngạo. Là một nhà thơ tào hoa có
học vấn nhưng không hợp thời. Ông cũng không nằm trong mẫu người an phận, thủ
thường, không chấp nhận sự nhiễu nhường lố bịch của xã hội. Chính vì vậy mà Tú
Xương trở thành một kẻ thữa thãi, “vô ích” trong xã hội. Nhà thơ ý thức rõ sự dư
thừa này:Trời đất sinh ra chán vạn nghề.Làm thầy làm thợ lại làm thức
Bác này mới thật thái vô tích. Sáng vác ô đi tối vác ô về (Vô tích).
Bác này mới thật thái vô tích. Sáng vác ô đi tối vác ô về (Vô tích).
Xã hội nhiễu nhường, thất điên bát đảo đã góp phần làm cho
nhà thơ rơi vào bi kịch. Làm thầy thất vọng vì: Mô phạm tiên sinh quần dính đít. Bỏ xu tiền xử khố công bòi. Còn làm thợ cũng không được vì bản thân ông là dạng “dài lưng tốn vải” không quen làm công
việc chân tay. Còn đi làm thuê cho nhà nước thì ông khinh thường vì sợ làm nhem
nhuốc khí tiết nhà Nho. Bởi vậy mà cách duy nhất là “Sáng vác ô đi tối vác về”. Tú Xương sống trong cái vòng luẩn quẩn
của một con người thừa, tuy ý thức được sự thừa thãi ấy nhưng đành bất lực.
Chính vì thế mà ông luôn tự phủ định bản thân. Bức chân dung tự hoạ của ông
được dựng lên bằng lối “hí hoạ” và
ông đã đóng góp cho thơ ca trào phúng một hình tượng tự trào độc đáo. Râu rậm như chổi Đầu to tày giành
(Phú thầy đồ dạy học 1).Bằng những nét chấm phá ngộ ngĩnh gây cười, Trần Tế
Xương khi thì hóm hỉnh, khi lại hiện ra với những: đầu to, rậm râu, mắt tháo
láo, mặt thời xanh; có lúc trông ngẩn ngơ, đần độn, có khi lại lên mặt vểnh
râu…Chẳng phải quan chẳng phải dân
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hoá ra đần (Tự trào). Nhà thơ tự bôi xấu mình qua nhiều hình tượng khác: Ông phỗng sành, thằng cuội…Ở phố hàng nâu có phỗng sành
Mặt thì lơ láo, mắt thi nhanh (Tự cười mình). Những thói hư tật xấu của mình, nhà thơ đã phơi bày hết mà không cần che đậy. Ông không hề có ý định che giấu những hành vi của mình như nhiều kẻ khác. Đó là những hành vi trái đạo đức, trái lại ông còn tự đắc lên mặt khoe cái xấu:Vị Xuyên có Tú Xương.Dở dở lại ương ương. Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường (Tự Vịnh). Tú Xương ngông nghênh, ngang nhiên phơi bày cái xấu, cái thói trác lạc uyên bác của mình cho thiên hạ thấy: Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè trái gái đủ tam khoanh. Ông cho mình có lối sống hơn hẳn người đời: Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu. Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng.Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khăn nhiều tím ô lục soạn xanh. Ra phố nghêng ngang, quần tố nữ bít tất tỏ giày Gia Đinh bóng (Hỏng khoa Canh Tí).Ông đã tung hê, phơi bày hết cái xấu của mình để đối lập với lũ “phường nhơ” mặt người bụng cáo. Ông ngông nghênh tự hào và tự coi mình là bậc thánh về các món ăn chơi: Cũng lắm phen đi đó đi đây thất điên bát đảo. Cũng có lúc chơi liều chơi lĩnh tứ đốm tam khoanh. “Con nhà lính, tính quan ăn rặt những thịt quay lạp xường, mặc rặt những quần vân áo xuyến” (Phú thầy đồ dạy học). Ông còn đem rặt những món ăn chơi ấy dạy đời:
Dạy câu kiều lẩy. Dạy khúc lí kinh. Dạy nhưng khi xuống ngựa lên xe đứng ngồi phải phép.Dạy những khi cao lâu chiếu hát ăn nói cho sành (Phú thầy đồ dạy học). Bởi vì không phù hợp với guồng quay của xã hội nên nhà thơ tìm mọi cách đối lập mình với xã hội. Ông đối lập với xã hội ngông ngạo, đối lập bằng cách tự bôi nhọ, nói xấu bản thân. Thực chất ẩn đằng sau thái độ đó là một nỗi đau, một sự phẫn uất đến nghẹn ngào:Có một thầy đồ Dốt chẳng dốt nào Chữ hay chữ hỏng Sách vở mập mờ Văn chương lóng ngóng” (Hỏng khoa canh tí).Còn đau đớn nào hơn khi chính mình đi nối xấu, bôi nhọ, tự phủ định bản thân mình. Nhà thơ đau cho mình, nỗi đau một con người có ý thức rõ về bản thân mình: Tấp tểnh người đi tớ cũng đi. Cũng lều, cũng chõng cũng đi thi. Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn. Sờ bụng thầy không một chữ gì” (Đi thi). Ông tự coi mình là kẻ khốn nạn, một kẻ vô tích chỉ biết ăn bám vợ. Ông không hơn gì mấy đứa con ông, ông hơn chúng ở chỗ ông là đứa con “cao cấp” của vợ..Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ. Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.(Quan tại gia). Cha mẹ thói đời ăn ở bạc. Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ).Thật ra nhà thơ không phải là một kẻ dốt nát như ông tự bôi nhọ vì thời thế làm cho ông bất đắc chí. Mỗi lần thi hỏng là một lần nhà thơ trượt dốc. Để rồi tự chửi mình, tự thoá mạ mình, đồng thời thoá mạ xã hội. Nhà thơ mỉa mai cảnh nhốn nháo nơi trường thi, mỉa mai những kẻ hỏng thi trong đó có mình. Qua những vần thơ tự trào, bằng cách tự chế giễu, bôi nhọ những cái xấu xa hèn kém hay có những khi tỏ ra ngông nghênh trước cuộc đời. Ông tự hạ mình xuống nhưng không phải là để tự đề cao. Bằng cách ấy, Tú Xương đã tạo ra một tiếng cười của riêng mình, một người tự trào “phi ngôn chí”. Không hề là một kiểu cười bông phèng, cười mua vui và không chỉ dừng lại với nhu cầu “tự giải thoát”, tiếng cười của ông có mục đích và có đối tượng rõ ràng. Tiếng cười trong thơ tự trào của Tú Xương cũng không phải là một tiếng cười đơn nhất một giọng mà là tiếng cười lắm cung bậc, nhiều sắc thái, vừa nhẹ nhàng vừa uyển chuyển. Nguyễn Đình Chú cho rằng: “Tú Xương làm cho tiếng cười trong thơ mình trở nên đặc sắc vào loại nhất trong thơ ca dân tộc. Nói đặc sắc nhất cũng là nói đến cái bản sắc riêng, cái tính đa thanh, lắm giọng”. Với Trần Tế Xương bất cứ sự việc, hoàn cảnh nào cũng tạo nên cảm hứng cười cho nhà thơ. Trần Tế Xương đã tự cười mình một cách hồn nhiên, dí dỏm: Hình ảnh nhân vật Tú Xương trong thơ văn Tú Xương có thể coi như đã trở thành một hình ảnh nhân vật điển hình của văn học. Một hình ảnh con người đặc biệt thời đại Tú Xương. Đó là hình ảnh của con người trí thức biết yêu nước thương nòi, mang một nỗi phẫn uất sâu sắc nhưng vì bản chất cầu an, vì tự thấy mình bất lựuc trước thời cục, sinh ra chán nản đau buồn, cố gắng dấu diếm tâm trạng của mình trong nụ cười châm biếm, khôi hài. Đọc những bài thơ tự trào của Tú Xương, ta thấy một hình tượng ông Tú tự trào với giọng thơ ngông nhưng cũng đầy nước mắt.
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hoá ra đần (Tự trào). Nhà thơ tự bôi xấu mình qua nhiều hình tượng khác: Ông phỗng sành, thằng cuội…Ở phố hàng nâu có phỗng sành
Mặt thì lơ láo, mắt thi nhanh (Tự cười mình). Những thói hư tật xấu của mình, nhà thơ đã phơi bày hết mà không cần che đậy. Ông không hề có ý định che giấu những hành vi của mình như nhiều kẻ khác. Đó là những hành vi trái đạo đức, trái lại ông còn tự đắc lên mặt khoe cái xấu:Vị Xuyên có Tú Xương.Dở dở lại ương ương. Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường (Tự Vịnh). Tú Xương ngông nghênh, ngang nhiên phơi bày cái xấu, cái thói trác lạc uyên bác của mình cho thiên hạ thấy: Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè trái gái đủ tam khoanh. Ông cho mình có lối sống hơn hẳn người đời: Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu. Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng.Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khăn nhiều tím ô lục soạn xanh. Ra phố nghêng ngang, quần tố nữ bít tất tỏ giày Gia Đinh bóng (Hỏng khoa Canh Tí).Ông đã tung hê, phơi bày hết cái xấu của mình để đối lập với lũ “phường nhơ” mặt người bụng cáo. Ông ngông nghênh tự hào và tự coi mình là bậc thánh về các món ăn chơi: Cũng lắm phen đi đó đi đây thất điên bát đảo. Cũng có lúc chơi liều chơi lĩnh tứ đốm tam khoanh. “Con nhà lính, tính quan ăn rặt những thịt quay lạp xường, mặc rặt những quần vân áo xuyến” (Phú thầy đồ dạy học). Ông còn đem rặt những món ăn chơi ấy dạy đời:
Dạy câu kiều lẩy. Dạy khúc lí kinh. Dạy nhưng khi xuống ngựa lên xe đứng ngồi phải phép.Dạy những khi cao lâu chiếu hát ăn nói cho sành (Phú thầy đồ dạy học). Bởi vì không phù hợp với guồng quay của xã hội nên nhà thơ tìm mọi cách đối lập mình với xã hội. Ông đối lập với xã hội ngông ngạo, đối lập bằng cách tự bôi nhọ, nói xấu bản thân. Thực chất ẩn đằng sau thái độ đó là một nỗi đau, một sự phẫn uất đến nghẹn ngào:Có một thầy đồ Dốt chẳng dốt nào Chữ hay chữ hỏng Sách vở mập mờ Văn chương lóng ngóng” (Hỏng khoa canh tí).Còn đau đớn nào hơn khi chính mình đi nối xấu, bôi nhọ, tự phủ định bản thân mình. Nhà thơ đau cho mình, nỗi đau một con người có ý thức rõ về bản thân mình: Tấp tểnh người đi tớ cũng đi. Cũng lều, cũng chõng cũng đi thi. Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn. Sờ bụng thầy không một chữ gì” (Đi thi). Ông tự coi mình là kẻ khốn nạn, một kẻ vô tích chỉ biết ăn bám vợ. Ông không hơn gì mấy đứa con ông, ông hơn chúng ở chỗ ông là đứa con “cao cấp” của vợ..Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ. Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.(Quan tại gia). Cha mẹ thói đời ăn ở bạc. Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ).Thật ra nhà thơ không phải là một kẻ dốt nát như ông tự bôi nhọ vì thời thế làm cho ông bất đắc chí. Mỗi lần thi hỏng là một lần nhà thơ trượt dốc. Để rồi tự chửi mình, tự thoá mạ mình, đồng thời thoá mạ xã hội. Nhà thơ mỉa mai cảnh nhốn nháo nơi trường thi, mỉa mai những kẻ hỏng thi trong đó có mình. Qua những vần thơ tự trào, bằng cách tự chế giễu, bôi nhọ những cái xấu xa hèn kém hay có những khi tỏ ra ngông nghênh trước cuộc đời. Ông tự hạ mình xuống nhưng không phải là để tự đề cao. Bằng cách ấy, Tú Xương đã tạo ra một tiếng cười của riêng mình, một người tự trào “phi ngôn chí”. Không hề là một kiểu cười bông phèng, cười mua vui và không chỉ dừng lại với nhu cầu “tự giải thoát”, tiếng cười của ông có mục đích và có đối tượng rõ ràng. Tiếng cười trong thơ tự trào của Tú Xương cũng không phải là một tiếng cười đơn nhất một giọng mà là tiếng cười lắm cung bậc, nhiều sắc thái, vừa nhẹ nhàng vừa uyển chuyển. Nguyễn Đình Chú cho rằng: “Tú Xương làm cho tiếng cười trong thơ mình trở nên đặc sắc vào loại nhất trong thơ ca dân tộc. Nói đặc sắc nhất cũng là nói đến cái bản sắc riêng, cái tính đa thanh, lắm giọng”. Với Trần Tế Xương bất cứ sự việc, hoàn cảnh nào cũng tạo nên cảm hứng cười cho nhà thơ. Trần Tế Xương đã tự cười mình một cách hồn nhiên, dí dỏm: Hình ảnh nhân vật Tú Xương trong thơ văn Tú Xương có thể coi như đã trở thành một hình ảnh nhân vật điển hình của văn học. Một hình ảnh con người đặc biệt thời đại Tú Xương. Đó là hình ảnh của con người trí thức biết yêu nước thương nòi, mang một nỗi phẫn uất sâu sắc nhưng vì bản chất cầu an, vì tự thấy mình bất lựuc trước thời cục, sinh ra chán nản đau buồn, cố gắng dấu diếm tâm trạng của mình trong nụ cười châm biếm, khôi hài. Đọc những bài thơ tự trào của Tú Xương, ta thấy một hình tượng ông Tú tự trào với giọng thơ ngông nhưng cũng đầy nước mắt.
Trong những vần thơ tự trào của Tú Xương tác giả đã dùng các
chất liệu ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình dị, trần trụi. Tác giả cũng đưa cả một
kho từ vựng trào phúng độc đáo, đa dạng, có sức biểu cảm cao, sắc nhọn mà hóm
hỉnh. Ngôn ngữ đời thường tràn vào thơ ông một cách tự nhiên, giữ nguyên vẻ
sống sít của nó. Chính vì vậy mà sức mạnh nghệ thuật trong thơ trào phúng nói
chung và thơ tự trào nói riêng của Trần Tế Xương chính là sức mạnh của ngôn từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét