Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều”


Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều”
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong văn học thời trung đại. Sáng tác của ông được hình thành bởi sự kế thừa,tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn học Việt Nam, văn học Trung Hoa và các nước lân cận. Bởi lối sống phong phú được thanh lọc qua trái tim nhân hậu và tài năng, Nguyễn Du đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ, một kiệt tác văn chương: “Truyện Kiều”.
“Truyện Kiều” đã kết tinh đỉnh cao của nghệ thuật thi ca Việt Nam. Mỗi một hình thức nghệ thuật được Nguyễn Du lựa chọn và sáng tạo hết sức tinh tế và điêu luyện. Mỗi bút pháp ông sử dụng đều đáng để người đời sau học tập. Trong đó nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình dưới ngòi bút của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút, điêu luyện. Vì vậy, mà đọc từng trang “Truyện Kiều” chúng ta có cảm nhận “Truyện Kiều” là một bức tranh thủy mặc rộng lớn. Ngoài thảm cỏ non xanh tận chân trời:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Kiều đi dự lễ Thanh Minh.
Đó còn là cảnh lung linh ánh nước soi chiếu mây vàng của hoàng hôn:       
 “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng.”

Hay bóng liễu rủ bên cầu và thướt tha soi bóng trên sông tạo nên một khung cảnh đẹp mộng thơ :                                                                              
 “Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ đó là khi được gắn với cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che”. Đó là khi Kiều vẫn đang được hưởng niềm hạnh phúc, hưởng sự thơ ngây trong trắng của một cô gái mới đến “tuần cặp kê”. Thiên nhiên dưới cái nhìn của Kiều dường như đẹp, tuy buồn nhưng không chưa trải sóng gió nên cảnh vật mang một nỗi buồn nên thơ.
Ngoài ra, trong truyện Kiều vẫn có cảnh khác mà màu sắc lại buồn ảm đạm, chỉ có màu nâu của đất, màu xanh vàng của cỏ úa chen chân bên cái thấp lè tè của gò đất mả Đạm Tiên:                                                                                                         “Sè sè nắm đất bên đường           
                                Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
Đến khi Kiều gặp gia biến phải lưu lạc, sống một cuộc sống tủi nhục, cô đơn, phải chịu đựng nỗi đắng canh, thì dường như cảnh vật cũng buồn hơn, đẹp nhưng sầu:                                                                                                                                                    
                                “Cửa bồng vội mở rèm châu
                           Trời cao sông rộng một màu bao la.”
Đó là lúc Kiều thất vọng cuộc đời, mở cửa phòng nhỏ bé để gieo mình xuống dòng bao la của sông Tiền Đường. Cảnh vật mang màu ảm đạm, thê lương. Cảnh hòa với tình, tình hòa cảnh đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên nhuốm mầu tâm trạng của con người. Đó chính là nhờ bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút của Nguyễn Du. Chính vì vậy mỗi khi đọc truyện Kiều chúng ta nhận thấy thiên nhiên luôn luôn soi dọi từng bước đi của Kiều.                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét