LỜI GIỚI THIỆU Phượng Liên, một cô gái xinh đẹp vừa tròn mười sáu tuổi. Cha mẹ cô tham giàu, đã gả cô cho một anh hủi, con một tài chủ. Trên đường ngồi kiệu họa về nhà chồng, cô có cảm tình với một anh phu kiệu. Anh phu kiệu này nguyên là một thổ phỉ. Đêm tân hôn đã làm cô thất vọng. Nhờ có con dao nhọn giấu sẵn trong người, cô đã bảo vệ được "viên ngọc khỏi bị ngâu vầy". Ba hôm sau, trên đường trở về thăm bố mẹ đẻ, cô đã bị anh phu kiệu gặp bữa trước bắt cóc ở giữa cánh đồng cao lương. Nghe tiếng gọi của con tim, cô đã trao thân cho người đó. Năm 1939, quân Nhật xâm lược Trung Quốc gây nên bao cảnh chết chóc cho nhân dân và phá tan cuộc sống hoà bình của quê hương Đông bắc. Để trả thù cho những người đã chết, để bảo vệ quê hường, bảo vệ cuộc sống yên vui thơm nức mùi rượu cao lương, dưới sự lãnh đạo
của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao (chính là anh phu kiệu và là người tình của Phượng Liên), đội du kích đã đánh một trận anh dũng tuyệt vời. Câu chuyện không có gì ly kỳ, nhưng đã hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Cao lương đỏ đã kể về một câu chuyện có thật, nhưng tác giả nhập vào người kể chuyện - người cháu, kể về sự tích chiến đấu của ông bà. Thông qua sự lưu chuyển của dòng ý thức, sự biên ảo của thị giác, tác phẩm tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng. Kết cấu truyện không theo dòng thời gian khách quan mà thường đảo ngược thời gian, không gian xáo trộn thay đổi luôn luôn nhưng vẫn rõ ràng mạnh lạc hành động của nhân vật được miêu tả kết hợp với dòng tâm tý tinh tế. Giọng điệu tác phẩm chủ yếu là bi dũng, đây đó có pha giọng điệu hài hước châm biếm nhẹ nhàng. Chất lãng mạn của truyện đã tạo nên sắc thái trữ tình và hư ảo như trong cõi mộng sương mù, còn chất hiện thực nghiêm nhặt lại đưa ta về cuộc sống thường nhật xô bồ. Nhân vật của Cao lương đỏ ngang tàng, khí phách, phóng túng, yêu tự do, dám phá mọi lang buộc của lễ giáo phong tục để đến sự giải phóng cá tính. Từ Chiếm Ngao, Phương Liên là những nhân vật vừa đáng yêu vừa đáng trách, vừa thánh thiện vừa phàm tục, nhưng cuộc kháng chiến chống Nhật đã giúp họ lột xác, trở thành anh hùng đáng khâm phục. Ngôn ngữ tác phẩm cô đọng, đầy chất thơ. Cao Lương đỏ là tác phẩm văn học “ phán tỉnh " nhìn lại chặng .đường lịch sử đã qua, nhìn lại mình và nhìn lại cả cha ông mình nữa . Tác giả Mạc Ngôn là nhà văn trẻ sung sức có phong cách không trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào. Ông vốn tên là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1956 từ một vùng quê ở huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Năm 1976 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác văn học. Ông đã viết khoảng hai mươi bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn và đoạt nhiều giải thưởng văn học. Cao Lương đỏ được giải thưởng văn học Mao Thuẫn 1985-1986. Tiểu thuyết này đã được đạo diễn điện ảnh tài danh Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và được giải
thưởng lớn "Con gấu vàng" ở liên hoan phim Tây Béc-1in và "Quả pha lê vàng ' tại liên hoan phim Các-lô-vi Vary. Văn học nghệ thuật Trung Quốc những năm gần đây đang thăng hoa và được thế giới biết đến. Cao Lương đỏ là một trong những viên gạch xây lên lâu đài nghệ thuật đó. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Hà nội tháng 8 năm 1998 Lê Huy Tiêu 1. Mồng chín tháng 8, năm 1939, bố tôi, nòi giống của một tên thổ phỉ hơn mười bốn tuổi: ông theo đội du kích của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao - người sau này trở thành anh hùng lừng danh thiên hạ - đi tới đường Giao Bình để phục kích đoàn xe quân Nhật. Bà tôi khoác áo kép tiễn họ ra đầu thôn. Tư lệnh Từ nói: "Đứng lại!". Bà tôi đứng lại. Bà tôi bảo bố tôi: "Đậu Quan, hãy nghe lời bố nuôi con nhé!". Bố không nói không rằng, ông nhìn tấm thân cao to của bà tôi, ngửi thấy thùi thơm nóng hôi hổi bốc ra từ chiếc áo kép bỗng cảm thấy lạnh ghê người, ông rùng mình, bụng cồn cào khó chịu. Tư lệnh vỗ vào đầu bố tôi nói: - Đi con nuôi ơi? Đất trời mờ mịt, cảnh vật lấp loáng, bước chân rầm rập của đội quân vang rất xa. Mây mù trắng xanh che mất tầm nhìn của bố, chỉ nghe thấy tiếng chân bước mà không thấy hình bóng đội quân đâu cả. Bố níu chặt áo Tư lệnh Từ, hai chân chạy lập chập. Bà tôi như bến bờ ngày một xa dần, mây mù như nước biển càng gần càng thấy bát ngát, bố nắm chặt lấy Tư lệnh Từ như nắm lấy mạn thuyền. Thế rồi bố trở thành tấm bia đá xanh không khắc ghi tên tuổi đứng sừng sững ở cánh đồng cao lương rực đỏ của quê hương. Cỏ khô trên mồ ông đã vàng úa, từng có chú bé cởi truồng đắt một con sơn dương trắng muốt đến đây, sơn dương thong thả gặm cỏ trên nấm mộ, chú bé đứng trên tấm bia đá, giận dữ đái mộtbãi, rồi cất cao giọng hát: Cao lương đỏ, Quân Nhật đen. Đồng bào chuẩn bị xong, Súng lớn, súng nhỏ đều bắn. Có người nói chú bé chăn sơn dương chính là tôi, tôi không biết có phải là mình không. Tôi từng yêu quê hương Đông bắc Cao Mật đến cực điểm, đã từng căm thù quê hương Đông bắc Cao Mật đến cực điểm. Sau này lớn lên cố gắng học tập chủ nghĩa Mác, tôi mới hiểu được rằng: quê hương Đông bắc Cao Mật, không còn nghi ngờ gì nữa, là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất; trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất; anh hùng hảo hán nhất; đểu giả mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất; biết yêu đương nhất, ở trên trái đất này. Những người đồng hương của bố tôi sống trên mảnh đất này rất thích ăn cao lương( Một loại giống như kê, trồng Ở vùng Đông bắc Trung Quốc. Có thể nấu ăn, có thể nấu rượu. (ND) , hàng năm đều trồng rất nhiều. Tháng tám mùa thu, cao lương bạt ngàn đỏ như biển máu mênh mông. Cao Lương huy hoàng, cao lương thê thảm, cao lương yêu thương. Gió thu hiu hắt, ánh dương chói chang, từng đoá mây trắng trôi bồng bềnh trên bầu trời xanh biếc, bóng đỏ tía của những đám mây trắng rung rinh trên cao lương. Từng đoàn người mặc áo đỏ sẫm chạy đi chạy lại trong cây cao lương. Mấy chục năm như một ngày. Họ giết người cướp của, nhưng lại tận trung báo quốc. Họ diễn từng màn vũ kịch anh hùng bi tráng khiến lũ con cháu còn sống chúng tôi cảm thấy không sao theo kịp. Đồng thời với việc tiến bộ, tôi thực sự cảm thấy có sự thoái hoá về nòi giống. Sau khi ra khỏi làng, đoàn quân đi trên đường đất nhỏ hẹp, trong tiếng chân người đi chen lẫn tiếng lao xao của cỏ cây bên đường. Mây mù dày đặc, thay đổi linh hoạt. Trên mặt bố tôi, những hạt nước lấm tấm đọng lại thành từng giọt to. Một búp tóc của bố dính bết vào da đầu. Mùi bạc hà hăng hắc bay ra từ ruộng cao lương ven đường và mùi ngòn ngọt chan chát bay ra từ vạt cao lương đã chín, bố tôi ngửi đã quen, không lạ gì. Lần này hành quân trong sương mù, bố ngửi thấy một mùi tanh mới lạ. Mùi vị thoang thoảng bốc ra từ đám bạc hà và cao lương gợi lên trong tận đáy lòng ông một hồi ức. Bảy hôm sau, ngày rằm tháng Tám tết Trung thu. Một vầng trăng sáng mọc lên, cao lương khắp nơi đứng lặng lẽ, bông cao lương chìm ngập ánh trăng, như được tắm nước bạc óng ánh. Dưới ánh trăng bị xé rách bố tôi ngửi thấy mùi tanh ghê gớm hơn cả bây giờ, Tư lệnh Từ dắt tay bố tôi đi trong cánh đồng cao lương, hơn ba trăm xác đồng bào nằm ngổn ngang, người mất tay kẻ cụt chân, máu chảy thấm cả một rải cao lương rộng lớn, biến đất đen dưới gốc cao lương thành một lớp bùn nhầy nhụa, khiến họ phải rụt chân không dám bước nữa. Mùi tanh đến lợm giọng, một đàn chó đến sục sạo ăn thịt người, chúng ngồi trong ruộng cao lương, mắt trừng trừng nhìn bố và Tư lệnh Từ. Tư lệnh Từ rút súng lục ra, vẩy một cái, hai mắt chó biến mất, vẩy một phát nữa diệt luôn con nữa. Đàn chó rống lên, chạy tán loạn, chúng ngồi xa xa, gầm ngừ thèm thuồng nhìn đống xác chết. Mùi tanh mỗi lúc một dữ dội, Tư lệnh Từ hét lên một tiếng: "Đồ chó Nhật. Đồ chó chết Nhật Bản?". Ông chĩa súng vào đàn chó bắn hết cả đạn, đàn chó chạy biệt tăm. Tư lệnh Từ bảo bố tôi: - Đi thôi con ơi? Một già một trẻ, ngược phía ánh trăng, đi sâu mãi vào trong cánh đồng cao lương. Mùi tanh ấy ở khắp cả cánh đồng đã thấm sâu vào tâm hồn bố tôi và những năm tháng khốc liệt hơn, tàn nhẫn hơn, mùi tanh ấy vẫn cứ theo ông mãi không thôi. Cành lá cao lương kêu xào xạc trong sương mù. Trong sương mù dòng sông Mặc Thuỷ từ từ chảy qua cánh đồng trũng kêu róc rách, khi mạnh khí yếu, khi xa khi gần. Đuổi kịp đội quân, tiếng chân rầm rập và tiếng thổ phỉ vang lên ở phía trước và phía sau bố. Nòng súng của ai đó va phải súng của người khác. Không biết chân của ai đã giẫm đạp lên xác người chết. Phía trước bố, có ai ho sù sụ, tiếng ho nghe rất quen. Bố nghe tiếng anh ta ho bèn nhớ ra đôi tai to rớm máu của anh ta. Đôi tai to mỏng dính đầy máu của Vương Văn Nghĩa khiến mọi người phải chú ý. Anh ta người nhỏ thò một chiếc đâu to thụt xuống giữa đôi vai nhô lên. Bố căng mắt nhìn xuyên qua sương mù dày đặc, thấy chiếc đầu của Vương Văn Nghĩa hễ ho một tiếng là lắc một cái. Bố nhớ lại trong buổi tập, Vương Văn Nghĩa bị đánh, chiếc đầu anh ta lắc đi lắc lại đến thảm hại. Bấy giờ anh ta mới gia nhập đội quân của Tư lệnh Từ. Trên bãi tập, viên chỉ huy phó hô: - Bên trái quay? Vương Văn Nghĩa cuống quýt dậm chân, không biết quay về đâu. Viên chỉ huy phó quất một roi vào cánh tay anh. Anh ta trề môi hét lên: - Mẹ kiếp ! Mặt anh ta - dở khóc dở cười. Bọn trẻ con đứng ở ngoài tường xem cười ré lên. Tư lệnh Từ tung chân đá một cái vào đít Vương Văn Nghĩa: - Ho cái gì? - Thưa Tư lệnh . . . -Vương Văn Nghĩa cố nhịn ho nói - Cổ họng ngứa quá... - Ngứa cũng không được ho? Lộ mục tiêu, tao sẽ lấy đầu mày! - Thưa Tư lệnh, vâng. Vương Văn Nghĩa trả lời, lại một trận ho bật ra. Bố thấy Tư lệnh Từ xoạc cẳ ng bước tới, một tay nắm lấy gáy Vương Văn Nghĩa. Vương Văn Nghĩa gừ gừ trong miệng, không ho nữa. Khi Tư lệnh Từ buông tay ra, bố thấy cổ Vương Văn Nghĩa có hai vết tím bầm như hai quả nho chín. Trong con mắt lo lắng. sợ hãi, quầng đen của Vương Văn Nghĩa, toát lên điều gì vừa cảm kích vừa uất ức. Rất nhanh, đội quân đã luồn vào ruộng cao lương. Theo bản năng, bố tôi cảm thấy đoàn quân đi về phía đông nam. Đoạn đường vừa đi qua là con đường độc nhất từ làng đi thẳng ra bờ sông Mặc Thuỷ. Con đường chật hẹp này ban ngày trắng xanh, nó vốn đắp bằng đất đen, nhưng lâu ngày đi mãi, màu đen lẩn xuống dưới. Trên đường vết chân như cánh hoa của bò dê, vết chân bán nguyệt của la, lừa, ngựa chồng chất lên nhau; phân la, lừa, ngựa to bằng quả táo khô khốc, phân bò như bánh xốp có nhiều lỗ giòi đục, phân dê nhão nhoét như đậu đen nghiền nát. Bố thường đi qua con đường này, sau này, trong thời gian sống cực khổ ở lò đốt than của Nhật Bản, con đường này vẫn hiện lên trước mắt ông. Bố tôi không biết trên con đường này bà tôi đã gây ra biết bao bi hài kịch phong tình, tôi biết. Bố tôi cũng không biết trên mảnh đất đen che phủ bởi bóng dâm cao lương này,' cớ tấm thân mỡ màng, trắng trong như ngọc của bà tôi đã nằm lên đó, tôi cũng biết. Sau khi đi vào ruộng cao lương, sương mù càng dày đặc, thêm người và đồ vật người mang theo va phải thân cây cao lương gây lên tiếng sột soạt ai oán, từng giọt, từng giọt nước rơi xuống lộp bộp. Giọt nước lạnh mát, trong lành, mùi vị tươi thơm khi bố ngửa mặt lên, giọt nước to rơi đúng vào miệng ông. Bố nhìn thấy những bông cao lương nặng trũi lắc lư trong sương mù mát mẻ. Lá cao lương mềm mại đọng đầy sương cứa vào áo vào cổ, vào mặt bố. Những cơn gió nhẹ do cao lương lay động tạo nên thổi vào đỉnh đầu bố, nước sông Mặc Thuỷ chảy róc rách nghe mỗi lúc một rõ. Bố đã từng bơi đùa ở sông Mặc Thuỷ tính thích bơi lội như là trời phú cho ông, bà nói bố thấy nước vui hơn cả thấy mẹ về. Lúc lên năm, bố ngủ như chú vịt con lặn xuống nước, lỗ đít đỏ hỏn chổng lên trời, hai chân giơ cao. Bố biết bùn dưới đáy sông Mặc Thủy đen bóng và mềm mịn như mỡ. Trên bãi ẩm ướt ven sông mọc đầy lau xám và cỏ mào gà, cỏ tiếp cốt lá dựng đứng. Trên bãi bùn còn in rõ vết cua bò. Nổi gió thu, trời lạnh, từng đàn chim nhạn bay về nam, khi thì bay thành chữ "thập"' khi thì thành hình chữ "nhân"... Cao lương chín đỏ ban đêm, từng đàn cua ta bằng móng chân ngựa bò lên bãi vào tìm mồi trong cỏ rậm. Chúng thích ăn phân bò tươi và xác các động vật đã thối rữa. Bố nghe tiếng nước sông, nhớ lại cảnh những đêm thu trước đây, bố theo ông già làm công nhà chúng tôi - ông Lưu La Hán - đi bắt cua ở ven sông, sắc trời ban đêm tím như nho chín, gió thu xuyên qua đường sông, bầu trời xanh sâu thẳm vô biên, sao trời sáng xanh lấp lánh. Sao Thược tử trong chùm sao Bắc đẩu quản việc tử sao Pha cơ trong chùm sao Nam đẩu quản việc sinh, giếng Thủy tinh tám góc khuyết một viên gạch, Ngưu Lang vàng võ sắp thắt cổ, Chức nữ ưu sầu sắp nhảy xuống sông... đều treo lơ lửng ở trên đầu. ông Lưu La Hán đã làm ở nhà tôi mấy chục năm, trông nom tất cả công việc nấu rượu của nhà tôi, bố tôi theo sát chân ông La Hán như theo ông nội mình vậy. Lòng bố đang rối bời, bỗng sáng lên một ngọn đèn dầu kính vuông, khói dầu hoả bốc lên từ lỗ nhỏ bằng sắt trên nắp đèn. .ánh sáng đèn yếu ớt chỉ chiếu sáng được một khoảng đen độ năm sáu mét vuông. Nước sông chảy đến, ánh đèn bỗng biến thành màu vàng, nở chín rất đẹp, nhưng chỉ đẹp một lúc, rồi chảy qua đi và trở lại màu đen phải chiếu ánh sao trời. Bố và ông La Hán khoác áo tơi ngồi cạnh đèn, lắng nghe, tiếng chảy róc rách của nước sông - tiếng kêu rất nhẹ. Trong ruộng cao lương chạy dài vô tận theo bờ sông, không ngừng vang lên tiếng kêu hưng phấn tìm bạn của bầy sói. Đàn cua thấy ánh sáng bò đến quanh bóng đèn. Bố và ông La Hán ngồi lặng im lắng nghe tiếng nói bí mật, rì rầm của trời đất, mùi tanh của bùn sông phả lên từng đợt. Bầy cua kết thành từng đàn từng đàn vây đến, thành một vòng tròn xáo động không yên. Bố nóng vội định chồm đến, bị ông La Hán ghìm vai lại. "Chớ vội'" - ông già nói. "Nóng vội là hỏng việc đấy!". Bố đành nén xúc động, ngồi im. Đàn cua bò đến ánh đèn thì ngừng lại, con nọ cắp càng con kia, kín cả mặt đất. Vỏ cua ánh lên màu xanh, đôi mắt như hai đầu tăm từ trong lõm mắt gương lên. Chiếc miệng nằm khuất bên mé mai nhỏ, ra từng đống bọt ngũ sắc. Cua nhả bọt như càng kích thích người ta, chiếc áo tơi của bố động đậy. ông La Hán nói: "Bắt" . Bố bật dậy theo, cùng ông La Hán lao ra, mỗi người nắm lấy hai góc chiếc lưới dày mắt đã giăng sẵn dưới đất kéo lên, nhấc đám cua ra khỏi mặt đất. Bố và ông La Hán buộc chặt hai đầu lưới lại rồi nhanh nhẹn, thành thạo vác lên vai. Mẻ lưới nặng quá, không biết có tới hàng nghìn con cua! Sau khi theo đoàn quân đi vào trong ruộng cao lương, do mải bò ngang nghĩ về con cua bố bước không chọn chỗ trống, dẫm bừa làm cao lương đổ ràn rạt. Tuy bố luôn luôn bám chặt lấy vạt áo Tư lệnh Từ, một phần ông tự đi, một phần Tư lệnh Từ lôi đi, ông thấy hơi buồn ngủ, cổ cứng đỏ, hai mắt cứ díp lại. Bố nghĩ, cứ đi theo ông La Hán ra sông Mặc Thuỷ là không bao giờ chịu về tay không. Bố ăn chán cua, bà cũng chán. Ăn thì không được mà vút đi thì tiếc. ông La Hán bèn lấy đao băm nhỏ cua ra, cho vào cối xay đậu nghiền nát, trộn muối, tra vào vại, làm mắm cua, ăn hàng tháng hàng năm, ăn không hết thối ra, thối thì bón cây thuốc phiện. Tôi nghe nói bà tôi cũng biết hút thuốc phiện nhưng không nghiện, nên mặt bà lúc nào cũng hồng hào như hoa đào, dáng vẻ lanh lợi, hoạt bát. Hoa cây thuốc phiện ba mầu hồng trắng xanh được bón bã mắm cua trông mỡ màng, to mập, thơm điếc cả mũi. Đất đen quê hương vốn là rất màu mỡ, nên sản vật phong phú, người cũng to cao. Lòng dân cao cả hào phóng, vốn là trạng thái tâm lý của quê tôi. Những con lươn trắng sống ở sông Mặc Thuỷ béo tròn như khúc giò, đầu đuôi đều nhọn hoắt. Chúng nó ngốc nghếch, thấy mồi là đớp liền. ông La Hán mà bố vừa nhớ tới đã chết năm ngoái, chết ở trên đường cái Giao Bình, thân thể ông bị băm nát tơi bởi, quẳng mỗi nơi một mảnh. Nửa người phía trên, da bị lột hết thớ thịt cứ nhảy nhảy như đùi ếch bị lột da. Hễ nhớ lại thi thể của ông, sống lưng bố lạnh toát. Bố lại nhớ đến cái đêm ước chừng khoảng bảy tám năm về trước, bà tôi uống rượu say, bà tựa vào đống lá cao lương ở ngoài sông nơi nấu rượu, bà ôm lấy vai ông La Hán, nói líu ríu: "Chú ơi... chú đừng đi nhé, không nể mặt sư, mặt phật, không nể mặt cá, mặt nước, không nể mặt tôi thì cũng vì cháu Đậu Quan mà ở lại. Chú muốn tôi... tôi cũng cho... Chịu như bố tôi vậy...!'. Bố tôi nhớ rằng, ông La Hán đẩy bà tôi sang một bên, lảo đảo đi vào chuồng la, lấy cỏ cho la ăn. Nhà tôi nuôi hai con la to đen, mở lò nấu rượu cao lương, giàu nhất làng. ông La Hán không đi, ở mãi nhà tôi quản phần kỹ thuật cho mãi đến khi hai con la của nhà tôi bị người Nhật lôi đi công trường sửa đường mới thôi. Lúc này từ trong làng xóm mà đoàn quân của bố tôi đã bỏ lại sau lưng, vang lên tiếng lừa kêu. Bố chợt tỉnh, mở to đôi mắt, nhưng chỉ thấy sương mù vừa đặc quánh vừa trong suốt. Thân cây cao lương vươn cao, xếp kỳ thành hàng như bờ dậu, đội quân xuyên qua hết hàng này đến hàng nọ, dài vô tận. Đi vào ruộng cao lương bao lâu rồi bố đã quên mất - tâm tư ông dừng lâu mãi ở dòng sông phì nhiêu đang chảy róc rách ở nơi xa, dừng lâu mãi ở hồi ức xa xưa. Không biết vội vàng, chen chúc đi sâu vào trong cánh đồng cao lương mênh mang như biển cả là để làm gì. Bố lạc mất phương hướng. Năm kia ông từng bị lạc ở trong cánh đồng cao lương, nhưng cuối cùng cũng tìm được lối ra là nhờ có kinh nghiệm; nghe tiếng nước sông chỉ lối bây giờ, bố lại lắng nghe nước sông chảy chỉ đường, và hiểu rất nhanh là đoàn quân đang đi về phía đông nam tiến về phía dòng sông. Nhận ra phương hướng, bố mới rõ là đi phục kích, đánh bọn Nhật, sẽ giết người như giết chó vậy. ông biết đoàn quân đi mãi về phía đông nam, sẽ mau chóng đi đến con đường cái Giao Bình chạy suốt nam bắc, chia cánh đồng trũng to lớn thành hai phần, và nối hai huyện lỵ Giao và huyện lỵ Bình Độ lại với nhau. Con đường này, dân chúng đắp nên dưới làn roi và lưỡi lê của bọn Nhật và tay sai. Mọi người mệt mỏi, va chạm vào các cây cao lương làm cành lá rung động làm rơi giọt sương đọng, thấm ướt đầu và cổ mọi người. Vương Văn Nghĩa ho mãi không dứt, tuy bị Tư lệnh quát mắng mà vẫn không kìm được Bố cảm thấy sắp tới con đường ấy, bóng con đường chập chờn thấp thoáng trước mắt ông. Không ngờ, giữa biển sương mù dầy đặc lại có một số lỗ trống, từng cành cây cao lương ướt đẫm sương đêm từ trong lỗ trống sương mù ái ngại nhìn bố tôi, bố tôi cũng chân thành ngó lại chúng. Bố bỗng hiểu ra rằng, chúng nó là những vật linh thiêng sống động. Rễ chúng cắm xuống đất đen, tiếp thụ tinh hoa của mặt trời mặt trăng, được mưa móc thấm nhuần, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Nhìn qua màu sắc của cao lương, bố đoán được mặt trời đã biến đường chân trời phủ đầy cao lương thành một màu đỏ sẫm đáng thương. Bỗng xẩy ra biến cố. Lúc đầu bố nghe thấy một tiếng kêu đinh tai, tiếp theo là tiếng một vật gì bị vỡ ở phía trước. Tư lệnh Từ quát lớn: - Ai bắn đấy? Chú em, ai bắn đấy? Bố nghe tiếng đạn xuyên vào sương mù, đâm vào cành lá cao lương, một bông cao lương bị gẫy rớt xuống đất Mọi người đều nín thở một lát. Viên đạn kia kêu viu viu không biết rơi xuống nơi nào? Mùi thuốc súng toả vào trong sương. Vương Văn Nghĩa kêu thét lên: - Tư lệnh ơi, tôi mất đầu rồi! Tư lệnh ơi, tôi mất đầu rồi! Tư lệnh ngớ ra, đá Vương Văn Nghĩa một cú, nói: - Đồ chó đẻ! Mất đầu mà còn nói được! Tư lệnh Từ buông tay bố tôi, đi lên phía trước Vương Văn Nghĩa vẫn .đang khóc gào. Bố tôi lao lên, thấy rõ bộ mặt nhăn nhó của Vương Văn Nghĩa. Trên má anh ta có một đường xanh sẫm đang rung động. Bố thò tay sờ vào., chạm phải thứ nước nong nóng, dinh dính. Bố ngửi thấy mùi như mùi bùn ở sông Mặc Thuỷ, nhưng không tanh bằng. Nó lấn át mùi thơm hắc của bạc hà, lấn át vị ngọt đắng của cao lương, nó gợi lại một ký ức ngày càng gần gũi đối với bố. Nó như sợi giây sâu chuỗi nối liền nước bùn sông Mặc Thuỷ.nối liền đất đen dưới gốc cao lương, nối liền quá khứ không bao giờ mất đi với hiện tại. Không bao giờ giữ được lại với nhau. Có lúc vạn vật đều có thể phả ra mùi tanh của máu người. - Chú ơi - bố tôi nói - chú ơi, chú bị thương. - Đậu Quan, cháu là Đậu Quan phải không, rồi cháu xem liệu đầu chú có còn ở trên cổ không?- Còn, chú ơi, vẫn còn nguyên, chỉ có tai chảy máu thôi. Vương Văn Nghĩa lấy tay sờ tai, tay đầy máu, tru tréo lên: - Tư lệnh, tôi bị thương rồi. Tôi bị thương, tôi bị thương rồi! Tư lệnh Từ từ phía trước quay lại cúi khom người sờ nắm cổ Vương Văn Nghĩa, dằn giọng nói: - Đừng kêu, kêu nữa tao sẽ bắn mày! Vương Văn Nghĩa không dám kêu nữa. - Bị thương ở chỗ nào? - Tư lệnh Từ hỏi. - Ờ tai... - Vương Văn Nghĩa vừa khóc vừa nói Tư lệnh Từ đang lấy từ trong lưng ra một mảnh vải trắng, xé toạc làm hai mảnh, đưa cho Vương Văn Nghĩa, nói "Hãy băng tạm, đừng có kêu, cứ đi đi, ra ngoài đường sẽ băng lại". Tư lệnh Từ lại gọi: "Đậu Quan!". Bố thưa, Tư lệnh Từ liền dắt tay bố đi, Vương Văn Nghĩa rên rỉ chạy theo sau. Phát súng vừa là do một người câm to lớn vác chiếc bừa đi trước mở đường vấp.ngã.súng trên lưng bị cướp cò ông câm là người bạn cũ của Tư lệnh Từ, là một anh hùng của cánh đồng cao lương, một chân ông bị thọt ngay từ khi lọt lòng mẹ, đi lại lắc la lắc lư, nhưng rất nhanh. Bố hơi sợ ông ta. Trước lúc rạng đông, khi đoàn quân của Tư lệnh Từ đặt chân lên đường cái Giao Bình thì mù sương cũng đã tan. Quê hương tháng Tám là mùa lắm sương mù, có lẽ do địa thế trũng gây nên chăng. Sau khi ra đường cái, bố bỗng cảm thấy người nhẹ nhõm lanh lẹn hẳn lên, bàn Chân đi thoăn thoắt, bố buông tay thôi không nắm lấy góc áo Tư lệnh Từ nữa. Vương Văn Nghĩa, vải trắng băng tai, mặt buồn rười rượi. Tư lệnh Từ vụng về băng lại cho anh ta, băng che kín cả nửa mặt. Vương Văn Nghĩa đau quá, mồm méo xệch. Tư lệnh Từ nói: - Anh may lắm đấy!liền, bọn quỷ Nhật rụng rời tay chân, rơi xuống dòng sông nhan nhản. Đỉnh đầu phụ nữ là Đái Phượng Liên, mặt hoa da phấn, điều đến loại bừa sắt bày liên hoàn, ngăn được bọn quỷ tấn công...". Bà cụ đầu trọc lóc như gáo dừa, mặt nhăn nheo, bàn tay nổi đầy gân trông như giây khoai lang. Cụ là người may mắn trong trận đại thảm sát hồi tháng Tám Trung thu năm 1939 . Bấy giờ, vì chân đang có nhọt không chạy được, bị chồng nhét giấu vào trong hầm khoai lang, may mắn thế nào sống sót. Đái Phượng Liên mà trong bài vè bà cụ vừa kể chính là biệt hiệu của bà tôi. Nghe đến đây, tôi sung sướng vô cùng. Điều đó nói lên rằng mưu mẹo đùng những cái bừa chặn đường rút lui của xe giặc là đo bà tôi nghĩ ra. Bà tôi cũng xứng đáng là anh hùng dân tộc đi đầu trong cuộc kháng Nhật? Nhắc đến bà tôi, bà cụ trở nên nhiều lời. Bà nói lộn xộn, không có đầu có đuôi, như lá cây cuốn theo chiều gió vậy. Cụ nói tới chân của bà tôi, bàn chân bé nhất làng. Nhà tôi nấu rượu phát tài to. Nói đến con đường Giao Bình, thì câu chuyện trở nên có đầu có đuôi: “Khi con đường làm đến làng này... Cao lương đã cao tới lưng... Bọn giặc dồn tất cả những người làm giỏi đi làm công cho người nước ngoài, đều lãn công chơi hoài... Hai con la to đen của nhà các anh đều bị lôi đi... Bọn giặc dựng chiếc cầu đá trên sông Mặc Thuỷ... Lão La Hán làm công cho nhà anh. Lão ta với bà anh có quan hệ bất chính, mọi người đều nói thế... Ôi dà, bà anh hồi trẻ chuyện giăng gió nhiều lắm... Bố anh hay lam hay làm, mười lăm tuổi đã giết người , tạp hôn( Ý nói kết hôn không giá thú. (ND) ) sinh hảo hán , mười người thì chín người đều bất hảo... La Hán đi phang vào con la...bị bắt và bị lột da... Bọn giặc bức hại dân, chúng ỉa vào nồi, đái vào chậu của dân. Năm ấy, đi múc nước, múc phải một cái gì, một cái đầu lâu, có bím tóc to…” Ông Lưu La Hán là nhân vật quan trọng trong lịch sử gia đình chúng tôi. Giữa ông và bà tôi có chuyện lòng thòng hay không, bây giờ không có cách nào thẩm tra rõ ràng, thành thật mà nói, lòng tôi không muốn thừa nhận sự thực này. Hiểu thì hiểu, nhưng lời kể của cụ bà đầu trọc như gáo dừa vẫn làm cho tôi khó chịu. Tôi nghĩ, ông La Hán đã coi bố tôi như cháu ruột mình thì ông như là cụ của tôi. Giả dụ ông có chuyện giăng gió gì với bà nội tôi thì đó chẳng phải là loạn luân ư? Thực ra đó chỉ là chuyện nghĩ tầm bậy, bởi vì bà tôi không phải là con dâu của ông La Hán mà là bà chủ của ông kia. Ông La Hán và gia tộc chúng tôi chỉ có quan hệ về mặt kinh tế chứ không có quan hệ về huyết thống. ông như là một người trung thực điểm suyết cho lịch sử gia đình chúng tôi và quả là không nghi ngờ gì ông đã làm vẻ vang cho lịch sử của gia đình chúng tôi. Bà tôi có yêu ông hay không, ông có lên ngủ trên giường của bà tôi hay không, đều chẳng có liên quan gì đến luân lý - Nếu yêu thì sao? Tôi tin tưởng sâu sắc rằng việc gì bà tôi cũng đều có gan làm tất cả, nếu như bà tôi muốn. Bà không những là anh hùng kháng Nhật, mà cũng là người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, là điển hình của người phụ nữ sống tự lập. Tôi tra sách "Huyện Trí (sách ghi chép những chuyện xảy ra ở một huyện), "Huyện Trí" ghi rằng: Dân quân năm 27(Tức năm 1938) quân Nhật đã bắt phu ở Cao Mật, Bình Độ, huyện Giao tổng cộng bốn mươi vạn lượt người, đắp một con đường lớn Giao Bình. Phá hoại vô số hoa màu, lừa, ngựa ở thôn xóm hai bên đường đều bị cướp sạch. Nông dân Lưu La Hán, đang đêm lẻn vào dùng xẻng đánh gẫy chân một số lừa, ngựa và bị bắt. Hôm sau, quân Nhật giải Lưu La Hán ra trói vào buộc ngựa, lột da thị chúng đe doạ nhân dân. Mặt ông Lưu không hề sợ sệt, chửi luôn mồm, đến chết mới thôi. 3. Đúng là như vậy khi con đường Giao Bình làm đến chỗ chúng tôi, cao lương khắp cánh đồng chỉ mới cao đến thắt lưng người. Cánh đồng trũng dài bảy mươi dặm, rộng sáu mươi dặm. Ngoài mấy chục thôn trong, hai con sông nằm vắt ngang, mấy chục con đường đến làng khúc khuỷu ra, còn toàn là cao lương mênh mông như sóng xanh. Ngọn núi Bạch Mã, hòn đá lớn như con ngựa mồm trắng, phía bắc đồng bằng, đứng ở đầu làng chúng tôi nhìn rõ mồn một. Nông dân làm cỏ cao lương,ngẩng đầu thấy núi Bạch Mã, cúi đầu thấy đất đen, mồ hôi giỏ dòng dòng xuống đất, trong lòng biết bao đau khổ! Nghe đồn người Nhật Bản sắp làm đường trên cánh đồng, mọi người trong làng đều lo lắng không yên, sốt ruột sốt gan chờ đợi tai hoạ giáng xuống. Người Nhật nói đến là đến. Khi giặc Nhật dẫn quân nguỵ đến thôn chúng tôi bắt phu, bắt lừa ngựa thì bố tôi còn đang ngủ, tiếng. ồn' ào ở bên lò nấu rượu làm bố tôi tỉnh giấc. Bà tôi dắt tay bố tôi, nhón đôi bàn chân nhỏ như chiếc măng nhọn, chạy đến sân nhà nấu rượu. Bấy giờ, trong sân lò nấu rượu nhà tôi, có đến mười mấy chum lớn, đựng rượu trắng hảo hạng, mùi rượu bay khắp thôn. Có hai tên Nhật mặc áo vàng tay lăm lăm cầm súng lắp sẵn lưỡi lê đứng giữa sân. Hai người Trung quốc mặc áo đen cũng có súng, đang định cởi trạc hai con la to đen buộc ở gốc cây thu. Ông La Hán nhiều lần lao đến tên lính ngụy nhỏ bé đang cởi trạc la, nhưng lần nào cũng bị tên lính nguỵ to lớn dùng nòng súng cản lại. Đầu hè, ông La Hán chỉ mặc một chiếc áo mỏng, ngực trần đầy vết hằn nòng súng tím bầm. Ông Lạ Hán nói: - Người anh em ơi, tôi nói câu này, nói câu này. Tên lính ngụy to lớn nói: - Đồ súc sinh, cút đi? Ông La Hán nói: - Đây là của chủ nhà, không lấy được đâu! Lính ngụy nói : - Còn la hét tao sẽ giết cái mạng mày? Tên lính Nhật cầm súng, đứng như tượng đất. Bà và bố tôi đi vào sân, ông La Hán liền nói: - Chúng nó định dắt la nhà ta. Bà nói: - Thưa ngài, chúng tôi là dân lành. Tên lính Nhật nhìn bà cười híp mắt. Tên lính ngụy bé nhỏ cởi được trạc la ra sức kéo, lacưỡng lại, ngẩng đầu không chịu đi. Tên lính ngụy cao to dùng súng thúc vào đít la, con la tức giận tung vó móng sắt sáng loáng đá, đất bùn bắn vào mặt tên lính ngụy. Tên lính ngụy cao to kéo giây súng, chĩa nòng súng vào ông La Hán quát: - Lão già khốn kiếp, mày phải tự dắt ra công trường. Ông La Hán ngồi xổm dưới đất, không thèm trả lời. Một tên lính Nhật khua súng trước mặt ông La Hán, nó nói: - Ming-li-oa La-ia-la-li-ming. Ông La Hán thấy lưỡi lê loang loáng ở trước mặt, ông liền ngồi bệt xuống đất. Tên giặc đưa súng về phía trước. chiếc lưỡi lê sắc nhọn khoét một miếng trắng hếu trên chiếc đầu nhẵn bóng của ông La Hán. Bà tôi co rúm người lại, nói: - Chú ơi, chú dắt cho chúng nó đi! Một tên lính Nhật từ từ sán lại gần bà. Bố thấy tên lính này là một thằng đẹp trai, đôi mắt đen to, sáng long lanh, khi cười, môi nhếch ra, lộ một chiếc răng vàng. Bà lảo đảo lùi dần về phía ông La Hán. Vết thương trên đầu ông La Hán, máu chảy dòng dòng, loang ra cả đầu Hai tên lính Nhật cười sát đến gần. Bà giơ hai bàn tay chụp lên đầu đầy máu của ông ta Hán, rồi bôi ngay lên hai má, đoạn xoã tóc, há mồm, nhảy lên điên loạn. Trông bà ba phần giống người, bảy phần giống quỷ. Bọn lính Nhật kinh ngạc dừng lại. Tên lính ngụy bé nhỏ nói: - Bẩm quan, người đàn bà này điên thật rồi. Bọn lính Nhật càu nhàu, bắn một phát súng qua đầu bà. Bà ngồi dưới đất, khóc nấc lên. Tên lính ngụy cao to dùng súng bức ông lja Hán phải đứng lên. ông La Hán đón lấy chiếc trạc từ tay tên lính ngụy bé nhỏ. Con la ngẩng đầu, chân run run, theo ông La Hán đi ra khỏi sân. Ngoài đường la liệt là la, ngựa, trâu, dê. Bà không điên. Bọn giặc Nhật và lính ngụy vừa ra khỏi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét