“Hôme là nhà thơ thần đồng khổng lồ. thế giới sinh thành, còn ông thì ngợi ca”. Ông còn là con chim của buổi bình minh nhân loại Hôme hít thở được cái trong trắng thiêng liêng của buổi ban mai tuyệt vời đó. Ông không hề biết đến bóng tối… Hôme là một trong số các thiên tài chuyển hóa được vấn đề thú vị này của nghệ thuật, có thể tuyệt vời hơn tất cả là bức tranh chân thực có được bởi sự trưởng thành của con người, có nghĩa là sự ra đời của cái thực trong cái tưởng tượng, ngụ ngôn và lịch sử, giả thuyết và truyền thống, ảo tưởng và khoa học, tất cả tạo ra Hôme. “Ông là thăm thẳm vời vợi, ông cũng là trẻ tươi đời đời. Tất cả mọi điều sâu lắng của các thế hệ xa xưa được chiếu rọi trong cái không gian bao la của trí tuệ này”. Victo huygo – Nhà văn lẵng mạn Pháp nổi tiếng thế kỉ XIX đã ca ngợi Hôme hết mực, không chỉ riêng Victo huygo mà đã có biết bao nhà nghiên cứu, phê bình văn học và lịch sử gia khác nhau cũng xưng tụng Hôme như một “ thiên tài”, một “thầy giáo” của đất Hi lạp.
Hôme, người đã được Biêlinxki cho là cha đẻ của thơ ca Hi lạp. Vậy Hôme là ai? có phải là tên riêng của một thi sĩ hay là tên chung của những aet hát rong mù? Vậy thì “ Iliat” và “ Ôđixê” có phải là của một tác giả sáng tác hay đó là sáng tác của tập thể những người aet? Việc xác định tác giả của hai bản AHC này là một việc không đơn giản. Nó đã tạo thành cái gọi là vấn đề Hôme và đã gây ra nhiều cuộc tranh luận từ thời cổ đại đến thế kỉ XIX. Về cuộc đời của Hôme thời cổ đại không để lại một bằng chứng hay tài liệu nào chính xác, có tới 9 bản tiểu sử khác nhau về quê hương ông thì có 7 đến 11 thành bang giành nhau làm quê hương của nhà thơ. Có người cho là Tk IX, VIII, thậm chí Tk VI tr.CN… Ngay những nhà triết học và sử học cũng không rõ lắm về cuộc đời của ông. Nhiều truyền thuyết đã thuật lại cuộc đời Hôme như một huyền thoại. Trong đó có một truyền thuyết được gắn cho Hôme đã từng làm chứng cho nhà thơ André Chénier sáng tác bài thơ “người mù”.
Hôme có thể đã sinh ra bên bờ sông Mélex gần đô thị Xmiếcnơ. Cha không rõ nhưng tên của mẹ ông là bà Kréthéir đã đặt tên cho ông là Mêlêxigen. Nhà nghèo, ông được một thầy giáo là Phémios nuôi nấng ăn học. Sau khi Phémios chết, ông nối nghiệp cha nuôi làm nghề dạy học. Một thương nhân vì khâm phục tài năng của ông đã mời ông đi du lịch. Ông đi tham quan Ai cập, Li Bi, Ý, Tây Ba Nha, ghi chép được nhiều điều, trở về quê hương, ông làm nghề ca hát để nuôi sống. Ông cũng mang tên Hôme từ đấy. cuộc đời gặp nhiều đau khổ, bị mù nhưng ông còn lòng ham muốn hiểu biết. Ông lại lên đường thăm Samos và dự định sẽ đến thăm thủ đô Axthene. Bị ốm nặng, dọc đường ông qua đời.
Căn cứ vào thực tế hai thiên AHC, tác giả của nó phải là người có vốn sống phong phú và vốn kiến thức về văn học dân gian đáng kể. Tác giả phải là người đã am hiểu những nỗi đau khổ và niềm vui sướng của con người cũng như phải là người gần gũi với những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết dân gian, khúc ca sử thi trước đó… Cộng với vốn sống, vốn kiến thức đó, ông còn là một thiên tài thi ca lớn < thậm chí người ta còn cho rằng ông là con của thần thánh mới có thể thông minh sáng láng như vậy> có cuộc đời chìm nổi… thì mới có thể sáng tác nên những lời thơ “có cánh” như vậy.
Những giai thoại lưu truyền trên về tác giả không có gì là lạ, chưa kể nó còn có sự hợp lí nữa, vì “văn tức tà người”, hai sử thi khó mà có tác phẩm nào so sánh được” và ấy quả “chỉ có thể do một thiên tài từ nhân dân mà ra, một thiên tài đúc kết từ tinh hoa của trí tuệ cổ đại của nền văn học dân gian phong phú và của cuộc sống mãnh liệt giàu tính chiến đấu của người Hi Lạp cổ đại”.
Về thời gian ra đời của tác phẩm và về chính tác giả Hôme chỉ có thể xác định một cách tương đối, tuy nhiên cũng phải dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các nghành khoa học có liên quan về “thời đại anh hùng”, “thời đại Hôme”. Căn cứ vào di tích của nền văn hóa vật chất đã tìm thấy và đối chiếu với những điều được miêu tả trong thi phẩm của Hôme, nhìn chung các nhà nghiên cứu xác định được thời gian ra đời của bản trường ca Hôme vào khoảng thế kỉ IX-VIII tr.CN. Và dựa trên cơ sở phân tích khoa học người ta cho rằng “ Iliat ” được Hôme sáng tác khi còn trẻ, còn “ Ôđixê ” thì ra đời muộn hơn, khi nhà thơ đã về già. Đồng thời dựa trên những công trình khảo sát tỉ mỉ lịch sử người ta xác định một cách chắc chắn rằng: Iliat và Ôđixê nhất thiết phải ra đời trên vùng đất lôni ven bờ biển tiểu Á. Và hai sử thi này đều của Hôme sáng tác.
Những tài liệu Tơroa khảo cổ học cuối thế kỉ XIX và đầu XX ở bán đảo Hy Lạp, Tơroa và đảo Cret… đã soi sáng mọi vấn đề , nhờ đó các tài liệu ngôn ngữ học, folklore học, dân tộc học, sử học… giúp cho các nhà nghiên cứu Hôme thấy rõ không thể nghiên cứu và giải quyết nguồn gốc của hai bản trường ca Iliat và Ôđixê cũng như vấn đề tác giả của nó thoát li khỏi đặc điểm của sáng tác dân gian. Chỉ như vậy mới có thể giải thích được những hiện tượng mâu thuẫn, những đoạn lạc khỏi chủ đề… trong thi phẩm của Hôme bởi vì: “trường ca của Hôme chứa đựng nhiều điêu vay mượn của những nhà thơ tiền bối và những điều vay mượn đó không còn lại với chúng ta trong tình trạng nguyên vẹn của nó, cho nên mặc dù có phân tích cũng không thể phát hiện ra điều gì chính xác được”. Chính vì vậy, Pôn Mazông (Paul Mazon), nhà Hi Lạp học nổi tiếng người Pháp, mặc dù cho rằng Iliat sự thật của Hôme chỉ có thể khẳng định với 14 khúc ca thôi (I, XI, đến XVIII, và XX đến XXIV) cũng phải viết như sau trong lời tựa đề Iliat: “Điều nan giải của vấn đề là ở chổ trong hai nhóm khúc ca ( II, VII) thêm thắt vào phân đầu tối cổ của III , khúc ca V là khúc ca chiến trận hào hung nhất của nhất, phần cuối khúc ca VI với cuộc chia tay giưa Hecto và Ăngđrômác tràn đầy chất trữ tình làm xúc động lòng người của Hoome , khúc ca II, khúc ca biểu hiện cho sự biểu hiện phong phú về tâm lí và tài hung biện của sử thi Hilap … và chẳng có khúc ca nào trong số đó quá khác biệt với khúc ca I, hay từ XI đến XXIV. Như vậy không thể nào lại khẳng định rằng tất cả những khúc ca ấy lại không cùng một tác giả sáng tạo nên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét