Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
của báo chí Đà Nẵng

Cùng hòa chung với nhịp đập báo chí và vận mệnh của đất nước, báo chí Đà Nẵng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong những tháng ngày cách mạng diễn ra, Đà Nẵng đã mở hiệu sách Trung Tân ở trung tâm thành phố (nay là đường Phan Châu Trinh) chuyên bán sách báo tiến bộ của Quan Hải tùng thư. 
Xuất bản nhiều báo chí của Trung ương và báo Quyết Tiến của tỉnh. 
Những năm 1970, toàn thành phố có 30 phòng đọc sách báo tại các khu phố, Tòa Thị chính và công viên Quốc tế. Ngoài các bản tin thời sự của Ty Thông tin, những tập san của Phòng thương mại, nội san của các đoàn thể, ở thành phố Đà Nẵng có hai tờ báo xuất bản và phổ biến cho toàn quân khu I là tuần báo Thời Mới và Tuần báo Trường Sơn.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự biến động của đất nước, hoạt động báo chí trên địa bàn Đà Nẵng từ thời đổi mới đến nay, nhất là những năm gần đây, luôn sôi động, quyết liệt, đa dạng.
Các cơ quan báo chí của Đà Nẵng tuy không nhiều nhưng đều có đủ các loại hình và hoạt động rất năng nổ, sáng tạo được bạn đọc hết sức quan tâm. Hầu hết các cơ quan báo chí của Trung ương  đều có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.
2. Quy mô
Hoạt động báo chí trên địa bàn Đà Nẵng từ thời đổi mới đến nay, nhất là những năm gần đây, luôn sôi động, quyết liệt, đa dạng không thua kém so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Với trên 70 Văn phòng đại diện báo chí Trung ương và các địa phương bạn, nên hằng ngày, hầu như mọi sự kiện của Đà Nẵng đều được phản ánh kịp thời trên các phương tiện truyền thông. Bản thân điều đó cho thấy sức hấp dẫn lớn của Đà Nẵng. Chính sự quyết liệt của thành phố, chính những chủ trương, những cách làm mới của Đà Nẵng, tự nó là chất liệu tươi mới và luôn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. 
Hiện nay, Đà Nẵng có gần 500 cán bộ, phóng viên làm việc tại 7 cơ quan báo chí của địa phương, trong đó có hơn 300 hội viên Hội Nhà báo. Còn 70 Văn phòng đại diện cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương bạn có khoảng trên 300 cán bộ, phóng viên. Riêng đội ngũ những người làm báo của Đà Nẵng hầu hết đã qua trình độ đại học, cao đẳng; được đào tạo công tác quản lý, lý luận chính trị cao cấp. Nhiều nhà báo đã có các tác phẩm đoạt giải báo chí trong nước và thành phố, được dư luận đánh giá cao.
Báo chí của Đà nẵng phát triển ở tất cả các loại hình
Báo in: Báo Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo tuổi trẻ, báo công an, báo nhân dân, báo đại đoàn kết, báo lao động, báo tiền phong, báo thanh niên tiền phong, báo quân đội nhân dân, báo nhân dân, báo quân khu V, báo thông tấn xã tại Đà Nẵng,Giáo dục thời đại …
Báo mạng: Báo dân trí, PVTT Báo Điện tử VietNamNet, trang thông tin điện tử Đà Nẵng CQTTrú Đài Tiếng nói Việt Nam, báo điện tử Cộng sản Việt Nam….
Báo truyền hình: trung tâm truyền hình tại Đà Nẵng, đài truyền hình DRT, đài tiếng nói phát thanh truyền hình Đà Nẵng..
Các tờ tạp chí: Tạp chí Non nước, Khoa học- công nghệ, Cộng sản, lao dông công đoàn…
 3.  Vai trò của báo chí Đà nẵng    
  Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang phát triên mạnh về kinh tế và cả xã hội nên báo chí đóng một vị trí  vô cùng quan trọng trong  sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang phát triên mạnh về kinh tế và cả xã hội nên báo chí đóng một vị trí  vô cùng quan trọng trong  sự phát triển chung của thành phố.. Báo chí như một tấm gương phản ánh mọi hoạt động của thành phố,Cơ quan ngôn luận của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp,. Nó định hướng thông tin một cách chính xác nhất. Gíup ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế của thành phố
Báo chí như một  công cụ hữu hiệu để quản lý và cải cách điều hành xã hội
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Đà Nẵng, báo chí như một chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp, báo chí như là một động lực để phát triển kinh tế. báo chí là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp, là động lực để phát triển kinh tế.
Một điều có vai trò rất quan trọng là bao chí giúp định hướng và tạo dư luận xã hội, có như vậy thành phố mới tạo lập được sự bình yên, trật tự không rối ren và tạo được thông tin một chiều.
 Tóm lại với một thành phố đang phát triển như Đà Nẵng hiện nay vai trò của báo chí rất lớn và vô cùng quan trọn
 4: Một số tờ báo tiêu biểu ở Đà Nẵng
4.1  Báo Đà Nẵng
Lịch sử ra đời:
Lịch sử Báo Đà Nẵng ngày nay đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giành lấy quyền độc lập - tự chủ, thoát khỏi ách ngoại xâm của nhân dân Đà Nẵng, nhân dân Quảng Nam và các tỉnh khu Năm cũ. Và tờ Báo Đà Nẵng đã qua rất nhiều lần đổi tên: Vào tháng 1-1947, Tỉnh ủy và Việt Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã có quyết định đổi tờ Tin tức thành tờ Chiến Thắng - cơ quan của Việt Minh Quảng Nam  - Đà Nẵng. Đến năm 1956, Tỉnh ủy đã quyết định ra lại tờ báo của Đảng bộ mang tên mới Quyết Tiến. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng, cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng. Và năm 1960 được xem là năm báo Đảng của thành phố Đà Nẵng ra số đầu tiên.
Cuối năm 1964 đến tháng 11-1967, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cho phát hành tờ Cờ Giải phóng. Đến đầu năm 1968, Trung ương quyết định nhập thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Đà để thành lập Đặc khu Quảng Đà. Từ đây, hai tờ báo lại hợp nhất trở lại với tên Giải phóng Quảng Đà.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là giai đoạn phát triển mới của Báo Đà Nẵng. Báo Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành Báo Đà Nẵng và Báo Quảng Nam.
Báo Đà Nẵng, từ ngày 2-1-1997 chính thức chạy trên măng-set: Báo Đà Nẵng – Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng; Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng.
Xuất bản:
Từ khi ra đời cho đến nay, tờ Báo Đà Nẵng đã qua rất nhiều lần đổi tên, có khi tách ra có khi nhập vào nhưng tờ báo vẫn là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Báo xuất bản một tuần 4 số (3 số thường xuất bản vào các ngày thứ hai, tư, sáu, khổ 48 x 58cm, 4 trang và số báo Cuối tuần, in 12 trang, khổ 29 x 40cm ra vào thứ bảy hằng tuần).
Bên cạnh đó, trước yêu cầu mới của thực tiễn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc, được Ban Thường vụ Thành ủy và Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép, ngày 1-1-1999 Báo Đà Nẵng ra nhật báo. Với nhiều chuyên mục mới, nội dung và hình thức được cải tiến, có thể nói Báo Đà Nẵng là một trong số ít báo Đảng địa phương phát hành hằng ngày sớm nhất bấy giờ.
Trong nỗ lực tiếp cận và cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc, nhất là với độc giả đang làm việc, sinh sống và học tập ở xa thành phố, từ tháng 4-2008, Báo Đà Nẵng điện tử (baodanang.vn) chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản. Ngoài việc thông tin kịp thời, nhất là các sự kiện lớn, tình hình thiên tai, các chính sách mới… Báo Đà Nẵng điện tử còn giới thiệu tương đối có hệ thống các chuyên mục, được bạn đọc đánh giá tích cực; năm 2009 đã có hơn 4,3 triệu lượt người truy cập từ hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Lượng phát hành:
Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tách, nhập của tờ báo nhưng với lòng nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết của đội ngũ phóng viên và cộng tác viên. Đến nay, báo Đà Nẵng đã có những thành tích đáng kể, chỉ tính riêng trong năm 2010, báo đã đăng tải 7.007 bài, 3.811 tin, 5.551 ảnh, 235 bài quốc tế, 37 truyện ngắn, 114 bài thơ và 190 bài viết các chuyên mục khác; xuất bản 1.223.630 tờ báo ngày và báo cuối tuần; xuất bản 8.000 cuốn đặc san “Đà Nẵng – 35 năm xây dựng và phát triển”, 6.000 cuốn đặc san “Sức mạnh đồng thuận”, 4.500 cuốn đặc san 21 – 6 chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam và 5.000 cuốn đặc san Xuân Tân Mão.
Tôn chỉ hoạt động:
Trong hơn 10 năm qua kể từ khi thành phố trực thuộc trung ương, với nhiệm vụ “Cơ quan của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng; Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố Đà Nẵng”, báo Đà Nẵng không ngừng đổi mới, trực tiếp được Thường trực Thành ủy chỉ đạo, báo đã bám sát nhiệm vụ chính trị, là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng, báo đã có hàng ngàn bái viết về các chủ trương, chính sách phát triển của thành phố, về phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, về việc di dời, giải tỏa, bố trí tái định cư, về xây dựng kết cấu hạ tầng, về khát vọng và quyết tâm xây dựng thành phố “5 không”, “3 có”, về những tấm gương chân thật và xúc động của các cựu chiến binh vượt qua hoàn cảnh, là tấm gương cho thế hệ trẻ, về những em học sinh vượt khó trong học tập, về sự miệt mài trong nghiên cứu và giảng dạy, về những tấm lòng của những thầy thuốc đêm đêm tận tụy vì sự sống của người bệnh, về những con người hoàn lương, về những công trình, những lễ hội làm thăng hoa người dân thành phố.
Bộ máy và công tác cán bộ:
Tổng biên tập: Mai Đức Lộc
Hiện nay, số đơn vị của báo Đà Nẵng gồm 10 phòng, tổng cán bộ công chức – lao động có 79 người; trong đó, biên chế 48 người.
Toà soạn:
42 Trần Phú – TP. Đà Nẵng
Báo điện tử: www.baodanang.vn
Đại tá Lê Minh Hùng
Tòa soạn:
62 Phan Châu Trinh – TP. Đà Nẵng. Báo cũng có văn phòng đại diện tại phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh), tại Bắc Miền Trung (Thành phố Vinh) và Tây Nguyên (Gia Lai).
4.2. Đài phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng (DRT)
Lịch sử ra đời:
Hai ngày sau khi thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng, đài Phát thanh Quảng Nam – Đà Nẵng đã phát bản tin đầu tiên, vào lúc 11h ngày 31 tháng 3 năm 1975. Đến năm 1997 sau khi Quảng Nam – Đà Nẵng chia tách tỉnh, đài đổi tên thành Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, gọi tắt là Đài DRT. Qua từng giai đoạn phát triển, đài không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, chất lượng các chương trình phát sóng cũng từng ngày được cải tiến nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu bạn nghe đài và bạn xem truyền hình.
Thời lượng phát sóng:
          Hiện nay, mỗi ngày chương trình truyền hình của đài được phát trên hai kênh là DRT1 và DRT2. Hệ phát thanh được phát trên hai kênh AM và FM. Với hệ thống ngành dọc, đài có 5 đài Truyền thanh quận, huyện và gần 50 đài, trạm FM của các phường, xã.
+ Hiện nay đài đang tiếp sóng:
Đài tiếng nói Việt Nam:
Đài truyền hình Việt Nam: Thời sự VTV1
+ Truyền hình cáp:  Truyền hình cáp Đà Nẵng có 70 kênh truyền hình, trong đó 46 kênh tiếng Việt và 24 kênh nước ngoài.
Thành tích đạt được:  
Qua từng chặng đường phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực sự là một trong những công cụ tuyên truyền, giáo dục hiệu quả của Đảng bộ, Chính quyền và là cầu nối gắn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Với những nổ lực trong hoạt động của mình Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng Ba, nhiều Cờ thi đua luân lưu của Chính Phủ, Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, Cờ thi đua xuất sắc ngành Phát thanh –Truyền hình Việt Nam, bằng khen của UBND thành phố Đà Nẵng.
Ban lãnh đạo:
Ông Huỳnh Văn Hùng: Giám đốc, Tổng biên tập.
Ông Trần Đình Sanh: Phó Giám đốc Thường trực, Phó Tổng biên tập.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình: Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập.
Ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc kỹ thuật.
Trụ sở: Số 19 – Lê Lợi – Thành Phố Đà Nẵng.
4. 3 Báo Thanh niên tại Đà nẵng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét