Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Sự vận động của cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam hiện đại từ 1945- nay.

Sự vận động của cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam hiện đại từ 1945- nay.
                                               
“Đẻ” một tác phẩm thơ trong thời đại mới có thể không cần tới liều thuốc thời gian hay những kiểu gia vị ấp ủ, băn khoăn. Cảm hứng vụt đến, bất chợt rồi thi sĩ sinh hạ tạo những luồng run rẩy mới cho thơ. Vì vậy cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam vận động, thay đổi, phát triển mau lẹ có nhiều cách tân tạo dấu ấn cá nhân sâu sắc nhất là từ 1945 đến nay.
Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là cái tôi bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Trong phân tâm học, cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Trong thơ cái tôi  là cái cá nhân tuyệt đối, được định hình một cách cụ thể trong  một tình huống không thể là ...tình huống chung – Trích Thiếu cái tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt- Mãn Châu. Còn theo chúng tôi thì cái tôi đó là cá tính sáng tạo, góc khuất của nhà thơ, con người với những suy nghĩ mang dấu ấn cá nhân được chụp lại. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng cái tôi tồn tại trong xã hội, chịu sự tác động của xã hội ở những mặt nhất định vì vậy thông qua cá tính cá thể chúng ta có thể nhìn thấy, nhìn thấu bối cảnh xã hội cái tôi không hoàn toàn thoát khỏi xã hội. Chúng tôi khái quát sự vận động của cái tôi theo cách hiểu của riêng mình: Cái tôi hòa chung -> cái tôi trữ tình -> cái tôi hoài nghi -> cái tôi bản ngã.
Trong thơ ca Việt Nam cái tôi ngay từ đầu đã được các nhà thơ quan tâm thể hiện nhưng bối cảnh xã hội khác nhau nên quan niệm cái tôi cũng vì thế mà thay đổi. Giai đoạn 1945- 1954 do yêu cầu của cách mạng nên cái tôicái tôi của quần chúng, nói tiếng nói chung của giai cấp tầng lớp đại chúng. Cái tôi trữ tình của tác giả hòa tan vào cái chung, nhập vai nhân vật quần chúng như Tố Hữu, Chế Lan Viên…
Sau 1954 cái tôi riêng của tác giả xuất hiện trở lại, xu thế trữ tình hướng nội đã tăng lên như cái tôi tuổi thơ, ấn tượng riêng về gia đình về quê hương, đề tài tình yêu và hạnh phúc như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh…
1975-1986 cái tôi được thể hiện nhiều nhưng cái tôi dường như rất cô đơn mơ hồ, bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, của tình hình đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước vẫn chưa tìm được con đường đi đúng cho mình. Cái tôi không phải là cái tôi hồ hởi bước ra khỏi chiến tranh. Tuy vị thế người chiến thắng nhưng cảm thấy bất lực, lạc hậu trước thời đại trở nên hoài nghi thu mình lại như Người đàn bà ngồi đan- Ý Nhi.
Sau 1986 đất nước bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa tìm ra con đường đi đúng đắn cho toàn dân tộc cái tôi tự do phát triển cùng thời đại, thơ đã cách tân đi trước thời đại, đề cao cái tôi cá nhân lên tiếng đòi cải cách thay đổi, hàng loạt cây bút trẻ với những phong cách mới. Sang thế kỉ 21 theo xu thế hòa nhập cùng thế giới sự giao lưu giữa các nền văn  hóa, văn học các cây bút trẻ muốn bắt cùng nhịp thời đại nên đã quan niệm cái tôi cá nhân gần như phương Tây nhà thơ nào cũng để lại dấu ấn riêng của mình như nhà sáng tạo. Lưu lại hình bóng riêng của mình trên trang viết Nguyễn Hữu Hồng Minh Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…Phan Huyền Thư từng nói "Tôi còn biết quan tâm đến điều gì ngoài câu chữ và cảm xúc của chính mình khi làm thơ?”. Cái tôi cá nhân đã được đề cao tuyệt đối, cảm xúc cá nhân từ những chuyện rất riêng. Đặc biệt theo xu thế thời đại càng những riêng tư khó nói, càng những vấn đề mà mọi người né tránh chưa dám đối mặt thì các nhà thơ lại càng hăng say tìm kiếm. Thơ đề cập tới sự cô đơn, tình yêu là đề tài nóng hổi mà nhà thơ nào cũng ẩn mình vào. Thơ là một bộc lộ thật nhất những góc cạnh mà người khác không nhìn thấy khi đối diện với ngoài đời.
Nhìn chung thơ văn Việt Nam có sự đổi mới cách tân nhưng chưa có sự gắn kết để tạo được trào lưu mạnh mẽ nhất quán giữa các tác giả, thơ văn vẫn đang mò để tìm đường đi thế đứng.
                                                                                                ( Lê Thị Huyền- 08SNV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét