Yếu tố hoang đường kì ảo thể hiện trong trường ca Ôđixê
Yếu tố hoang đường kỳ ảo thể hiện qua các nhân vật
Các nhân vật là thần linh
Những người Hi Lạp luôn có lòng tin vào sự linh thiêng. Họ thần thánh hóa thiên nhiên, giải thích những hiện tượng kì lạ bằng sự can thiệp của các vị thần. Home đã xây dựng nhân vật thần kỳ. Những vị thần sẵn sàng tham gia vào công việc trần gian giống loài người. Bất tử và cao đẹp, họ có tất cả những ham muốn của người trần. Mỗi lần con người đứng trước một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng kỳ bí không giải thích được, họ lại tạo dựng những lực lượng thần bí, những con người bí ẩn, những vị thần để giúp đỡ. Những tiên nữ và các vị thần cũng có tính cách như con người.
Trong trường ca Ôdixê, Home đã xây dựng những nhân vật thần linh giúp đỡ Uyles và hơn nữa là để giải thích các hiện tượng cuộc sống.
Chúng ta có thể nhận thấy trong bản trường ca Ôdixê, vị thần Atêna đóng một vai trò quan trọng xuyên suốt tác phẩm. Nữ thần luôn ủng hộ, giúp đỡ Uyles mỗi khi chàng gặp khó khăn. Atêna là một nữ thần xinh đẹp, nữ thần của chiến tranh và chiến thắng. Đồng thời cũng là nữ thần cuả trí tuệ thông minh, nghệ thuật và giàu lòng nhân ái. Trong trường ca Ôđixê, Atêna rất yêu chuộng hòa bình.
Vì tình yêu giành cho con người nữ thần Atêna bèn lên tiếng trách móc đấng phụ vương sao lại không thương xót cho số phận của con người khác mà quên mất Uyles: « Các vị anh hùng khác đã trở về sum họp với gia đình từ lâu. Mà giờ đây người anh hùng Uyles vẫn còn phải lưu lạc, vẫn ngày đêm mong mỏi được nhìn làn khỏi bốc lên từ mảnh đất quê hương... »
Khi được các vị thần ủng hộ, nữ thần Atêna vô cùng hồ hởi. Nàng lập tức bay từ đỉnh Olampơ cao ngát xuống hòn đảo Itac... Nàng giả dạng một người khách lạ, vua của xứ Taphox tên là ... Nữ thần Actêna dưới dạng Mangtor khuyên Têlêma hãy để mắc bọn cầu hôn...Hơn nữa thần Actêna biến thành Têlêmat đi vào thành phố thuyết phục người dân.
Khi Uyles chịu sự giam cầm của tiên nữ Calixôp, may thay đã có nữ thần Atêna đã can thiệp để cho Uyles trở về quê hương. Nữ thần bèn đem chuyện trách móc đấng phụ vương. Nữ thần luôn là người theo sát cuộc hành trình trở về quê hương của Uylis.
Khi chàng một mình trôi dạt trên mặt biển mênh mông, khi may mắn dạt vào đảo. Nữ thần Actêna đã giúp chàng bằng cách bước vào giấc mơ của công chúa Nôdica : « Nữ thần liền bằng phép thuật của mình...đến đô thành như một cơn gió nhẹ bóa mộng cho nàng công chúa Nôdica... » giúp cho Uyles.
Trong suốt cuộc hành trình trở về quê hương của mình, nữ thần Actêna luôn giúp đỡ Uyles . Hơn nữa nàng còn đóng góp một phần vào cuộc hòa giải tránh được chiến tranh. Nữ thần Actêna hiện ra trên bầu trời, ngay trên đầu và phán : « Hởi nhân dân Itac ! Hay chấm dứt ngay cuộc chiến tranh khung khiếp lại ngay ! Đừng làm máu cchảy, đầu rơi hơn nữa, hãy ngừng cuộc chiến » Sau đó nữ thần ra hiệu : « Một tiếng sét dung chuyển đất trời giáng xuống quân sỹ hai bên. »
Phải nói rằng Home rất thành công khi xây dựng nhân vật nữ thần Atêna. Một nữ thần vừa xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ đặc biệt rất yêu thương con người. Mỗi lần Uyles gặp khó khăn đều được nữ thần ra tay giúp đỡ. Nếu không có nữ thần cuộc hành trình trở về quê hương của Uyles đã rơi vào bế tắc, hay chính câu chuyện đã không được triển khai thuận lợi. Và nhờ vào yếu tố thần linh mà câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt đoạn cuối câu chuyện việc Home để nữ thần Atêna hòa giải là hợp lý hơn cả. Vì đó có thể một kết thúc hợp lý, không rơi vào bế tắc.
Bên cạnh thần Actêna xinh đẹp, giàu lòng nhân ái thì thần Pôdêdông là thần lay chuyển mặt đất, thần biển lại là con người ích kỷ, hẹp hòi, ưa thù gét...Chỉ vì nhận lời cầu xin của tên khổng lồ một mắt, mà đãđem lòng thù gét Uyles. Thần đã tìm mọi cách gây khó khăn cho hành trình trở về quê hương của người anh hùng.
Bất cứ chặng đường nào, thần Pôdêông đều gây khó khăn cho Uyles Khi chàng may mắn vì được các vị thần can thiệp giúp đỡ chàng thoát khỏi sự giam hãm của tiên nữ Caixôp xinh đẹp. Chàng đang hết sức hồ hởi trên con đường trở về quê hương của mình, thì thần Pôlêông với bao thù gét và oán hận đã lay chuyển mặt đất : « Lòng sục sôi căm giận, ta phải đọa đầy hắn bắt hắn phải lên đênh chìm nổi trên biển khơi... »
Cỗ xe của của thần Pôdêđông rời đỉnh núi, xà xuống mặt biển hần xoay cây đinh ba lập tức mây đen kéo đến ùn ùn kéo đến che lấp cả bầu trời. Gió nổi lên, thần xoay cây đinh ba xuống mặt biểm, gió nổi lên. Sóng gió ầo ào kéo đến tung hoành ngang dọc.
Home đã rất thành công xây dựng nhân vật thần mang dáng dấp tính cách như con người. Tuy nhiên bên cạnh đó ông đã dùng việc xây dựng nhân vật thần Pôđêông để giải thích cho nguyên nhân vì sao biển lại có sự thay đổi, sự bất thường của thiên nhiên. Thật đơn giản, vì thời của Home khoa học chưa phát triển, trình độ hiểu biết về tự nhiên còn non trẻ, vì vậy có thể dùng các vị thần để giải thích. Hơn thế nữa chính sự ly kì hấp dẫn đã tạo nên sức hút kỳ lạ đố với độc giả.
Có thể nói rằng, trong các nhân vật thần thì tiên nữ Caripxôp trong tác phẩm Ôdixê là có tính cách giống con người hơn cả. Nàng đã đem lòng yêu chàng Uyles. Nàng hứa sẽ làm cho : « Uyles chàng trở thành bất tử. Và hai người sẽ sống mãi bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân mãi mãi »
Tiên nữ xinh đẹp lại dành cho cho Uylis tình yêu chân thành. Nhưng tình yêu quê hương của Uyles mãnh liệt, nên không gì quyến rũ nổi chàng. Qua đó chúng ta thấy nhân vật mang dáng dấp, lý tưởng như con người cũng biết yêu, cũng biết oán hận.
Các nhân vật khác thần
Trong trường ca Ôđixê ngoài các nhân vật thần linh giúp cho Uyles ngoài ra còn có một lực lượng các nhân vật khác thần làm phong phú nội dung cốt chuyện. Đó là nhân vật nửa thần, nử người, nửa quỷ.
Cuộc hành trình trở về quê hương của Uyles có lẽ không thuận lợi là đã do kết thù gây oán với tên khổng lồ một mắt Pôliphen ăn thịt người: « Điều Kỳ lạ ngoài thân hình cao lớn khác thường, lông lá rậm rạp, những người Xicôp chỉ có một mắt, một con mắt ở giữa chán trông càng hung tợn ». Qua đó chúng ta thấy đây dường như một vùng đất thiên nhiên hoang dã chưa có sự tiến hóa. Những người khổng lồ một mắt còn ăn thịt người. Với trí thông minh tuyệt đỉnh chàng đã chọc thủng một mắt của tên khổng lồ và chính điều này đã làm cho hành trình trở về quê hương của chàng càng trở nên khó khăn hơn. Xây dựng nhân vật tên khổng lồ một mắt, Home đã dựng lên khung cảnh hoang sơ của hòn đảo. Qua đó thể hiện khát vọng muốn muốn khám phá của con người.
Dời hòn đảo của tên khổng lồ một mắt thì đoàn thuyền của Uylix đến một hòn đảo khổng lồ khác. : « Đó là vương quốc của những người khổng lồ có thân hình khác thường và đầy những mưu mẹo, họ ăn thịt người ». Qua đó chúng ta thấy được sự khó khăn mà Uyles gặp phải.
Con thuyền của Uylix thoát khỏi thoát khỏi hòn đảo của người khổng lồ thì lại rơi vào tay tiên nữ Kiêkê. Đó là một tiên nữ phù thủy xinh đẹp có búi tóc quăn vàng, nói tiếng người những lại độc ác với bao phép thuật và ma quái… Và nàng đã biến những người bạn của Uyles thành kiếp lợn: “ Trước hết nàng pha rượu trong đó có có những liều thuốc ma quái . Thứ thuốc mà người ta uống phải sẽ quên hết mọi kỷ niệm êm đềm của quê hương… Sau đó nàng lẩm bẩm thần chú,,vậy là họ biến thành lợn ». Qua đó chúng ta thấy được sự bí ẩn của hòn đảo. Và Home xây dựng nhân vật để khẳng định trí thông minh và khéo léo của Uyles. Chàng đã khôn khéo giúp bạn mình thoát khỏi kiếp lợn. Nàng Kiêkê xinh đẹp còn giúp chàng xuống cửa ngõ âm cung của thần Hadet để gặp vong hồn của những người đã chết và gặp nhà tiên tri mù Triediat ban lời chỉ dẫn...Chính điều này đã giúp Uyles vượt qua những khó khăn trước mắt. Hơn nữa tỏ ý chí , nghị lực phi thường của Uyles.
Đoàn thuyền của Uylix đã phải trải qua vùng biển của Uyles.
Đoàn thuyền của Uyles đã phải trải qua vùng biển của những tiên nữ Xiren là những nàng tiên nữa người nửa cá hoặc chim, trong khi đó nửa trên là những thiếu nữ xinh đẹp. Những tiên nữ có giọng hát mê hồn và chết người. Nhưng Uyles đã vượt qua một cách bình yên và vô sự.
Qua đó chúng ta thấy được sự huyền bí của biển cả mênh mông với bao cám dỗ và nguy hiểm. Nhưng điều đó càng chứng tỏ Uyles với tình yêu quê hương và nghị lực phi thường đã chiến thắng tất cả.
Phải nói rằng, Home có một trí tưởng tượng phong phú và sử dụng bút pháp kỳ ảo hiệu quả. Qua đó chúng ta thấy hiện lên mặt biển bao la đầy bí ẩn. Và hình ảnh người anh hùng chân thật vừa mang tính kỳ ảo. Nhưng chính yếu tố hoang đuường kì ảo đã khiến người đọc chưa một phút dời mặt mà luôn đăm đắm dõi theo cuộc hành trình của Uyles để hồi hộp, lo lắng mỗi khi chàng gặp khó khăn và vui mừng khâm phục mỗi khi chàng vượt qua khó khăn. Chính những yếu tố hoang đường kỳ ảo đã tạo ra sức hút kỳ ảo cho tác phẩm. Qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả, và muốn làm chủ vận mệnh của chính mình. Đồng thời khẳng định sức mạnh của con người, nghị lực, ý trí đã được tô luyện qua thử thách.
Yếu tố hoang đường kỳ ảo thể hiện qua cách lý giải về thiên nhiên
Những miền đất lạ- Khát vọng khám phá của con người
Nội dung của sử thi Ôđixê rất phong phú và chia làm ba phần rõ rệt. Nhưng có lẽ, có sức hút độc giả hơn cả đó là nói về hành trình hồi hương đầy gian nan và vất vả của Uyles. Bởi bên cạnh cái thực có cái ảo hòa chộn lẫn nhau, cái kỳ vĩ hoành tráng của thiên nhiên, màu xanh của nước biển Địa Trung Hải hiền hòa, cái màu đỏ ối của nước biển lởm chởm, vẻ đẹp thanh nhẹ và gan góc của những con thuyền cưỡi sóng đạp gió lướt nhẹ đi trên mặt biển bao la vô tận… Tưởng tượng và mơ ước, hiện thực và trần thế, tất cả hòa quyện với nhau mờ mờ thực thực tạo nên sức hút kì lạ đối với độc giả và làm nên sự trừu tượng của tác phẩm.
Nguời đọc luôn dõi theo theo hành trình cuả Uyles qua những vùng đất lạ xa xôi đầy bí ẩn, kì diệu, lạ lùng.
Sau khi nhờ mưu con ngựa thành Tơroa- Uyles là những tháng ngày gian chuân đầy nguy hiểm. Đoàn thuyền đã may mắn vượt qua sự xung đột với người Kiôn những sóng gió của biển cả., đã đưa đoàn thuyền của Uyles đến với một hòn đảo kì lạ, đầy bí ẩn, kì diệu, lạ lùng- hòn đảo của những người Lôtôphagiơ: “Gặp khách lạ, những người Lôtôphagiơ tiếp đãi niềm nở. Họ mời ba vị khách ăn hạt sen, một thứ hạt sen ngọt lịm như mật ong. Và họ chỉ có duy nhất món ăn để mời khách, vì họ vốn chưa biết đến việc trồng lúa mì nên chẳng biết ăn bánh mì, cá thịt cũng vậy’’. Nhưng điều kỳ lạ hơn cả trên mảnh đất xa lạ này đó chính là:
“ Ba người bạn của Uyles sau khi ăn xong bỗng nhiên quên quê hương, gia đình, vợ con thân thiết”. Trên thực tế liệu có một vùng đất như vậy hay không? Có thể là có, có thể là không. Những yếu tố hoang đường, hư cấu cho ta thấy vùng đất này mang chút hoang đường , kì ảo. Hiện thực bàng bạc trong thế giới hư ảo.
Qua đó, chúng ta thấy được đây là một vùng đát kì lạ chưa được khám phá. Cuộc sống của những con người nơi đây vẫn thuần nhất: “ Ăn một thứ hạt duy nhất”. Vì họ chưa biết dến lao động, sản xuất. Hình thái kinh tế tự cung tự cấp . Một vùng đất xa lạ, hoang dã chưa có mầm mống của nền văn minh. Qua đó thể hiện khát vọng chinh phục những vùng đất hoang dã và những vùng đất mới của con người Hi Lạp thời đại Home.
Đoàn thuyền của Uyles nhận thấy sự nguy hiểm của vùng đát này, vì thế họ đã tiếp tục hành trình trở về quê hương của mình. Họ lại tiếp tục khám phá ra một thế giới kỳ lạ- thế giới của người khổng lồ một mắt. Đây là hòn đảo của những người khổng lồ một mắt Xiclôp. “Một người to lớn, khác thường, lông lá rậm rạp ngất ngưởng như ngọn núi, nhưng họ sống biệt lập”. Và có lẽ kỳ lạ hơn cả là những người Xiclôp chỉ có một mắt, một con mắt ở giữa chán do đó xem họ càng hung dữ hơn. Và cuộc sống của những người khổng lồ mmọt mắt này cũng rất đặc biệt : “Sống quanh quẩn với đàn gia xúc, nên những người Xiccốp không biết đóng thuyền, vượt biểm để chao đỏi với con người”. Cuộc sống ở đây cũng chưa có mầm mống của của cộng đồng mà vẫm sống biệt lập từng cá nhân: “ Ở cái xứ này thôi thì cuộc sống thế nào biết phần mình, cứ cặm cụi thui thủi một mình, chẳng ai quan tâm chăm sóc ai.” Vùng đát đầy xa lạ đầy bí ẩn, và đầy nguy hiểm này còn hơn cả vùng đất trước. Bởi ở đây chúng ta thấy đã có mầm mống của lao dộng sản xuất- chăn nuôi cừu. Nhưng ở đây vẫn chưa hình thành cộng đồng làng xã hay mầm mồng của nhà nước. Vì vậy, mà con người ở đây sống đơn lẻ, chưa biết chinh phục thiên nhiên, biển cả và chưa có sự giao lưu buôn bán. Đó có thể là vùng đát có thật, nhưng xa lạ ở vùng đất dọc bờ Địa Trung Hải mà con người thời đó đang khám phá.
Thoát khỏi tên khổng lồ một mắt dữ tợn, đoàn thuyền lại tiếp tục cuộc hành trình. Nhờ sự giúp đỡ của một vị thần trên đẩo Eôrơ, đoàn thuyền thuận buồm xuôi gió gần trở về quê hương. Nhưng do sự nghi ngờ và ích kỉ của những người ban đồng hành mà họ phải phiu bạt tới những vùng đất lạ, vùng đất những người khổng lồ Letôrigôn: “ Đây là xứ sở của những người không lồ Letôrigôn sống dưới quyền trị vì của đức vua Ăngtipatep…”
Qua đó chúng ta nhận thấy rằng ở vùng đất xa xôi, kì lạ giống với hai vùng đất trước. Nhưng ở đây chúng ta thấy được mầm mống của nhà nước, của mối quan hệ xã hộ, có sự trị vì và đứng đầu là vua.
Qua bao gian nan, vất vả Uyles giúp bạn mình thoát khỏi kiếp lợn từ tay phìu thủy- tiên nữ Kiêkê… vượt qua sự trừng phạt của thần… Uyles lạc đến một xứ sở kì lạ khác, xứ sở của tiên nữ Cariôp xinh đẹp: “ Đó là hòn đảo Ogiđe ở giữa biển trời bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến, cai quản hòn đảo này là tiên nữ Caxitop có búi tóc quăn xinh đẹp nói được tiếng người…” Đây là vùng đất đầy hoa thơm, cỏ lạ, thức ăn phẩm vật dồi dào, mùa nào thức ấy chẳng thiếu thốn chút nào… « Hơn nữa trên đảo ngoài tiên nữ Caxiôp còn có những nữ tỳ hầu hạ…” Dù là thần nhưng tiên nữ Carixôp nhưng nàng vẫn dệt vải qua đây chúng ta thấy được mầm mống của sự phân chia giai cấp, xuất hiện giai cấp nô lệ.
Các hiện tương thiên nhiên huyền bí.
Như chúng ta đã biết, trường ca Ôdixê là sự nối tiếp của trường ca Iliat. Nếu như thế giới của Iliat là thế giới của anh hùng, của những bài trường ca chiến trận. Thì thế giới của Ôdixê là mặt biển mênh mông đầy nguy hiểm.
Home đã đưa ra nguyên nhân giải thích vì sao Uyles phải gặp muôn vàn khó khăn và nguy hiểm trên mặt biển mênh mông: « Đó là do chọc thủng mắt của tên khổng lồ một mắt làm cho vị thần Pôdêông tức giận và thù gét. » Nhưng thực chất là do sự hiểu biết mơ hồ của thời đại Home đối với tự nhiên kỳ bí trên mặt biển.
Khi nhận được sự giúp đỡ của thần đảo Êôdơ tặng cho Uyles một chiệc túi đựng gió: « Khi đoàn thuyền nhổ neo,thần eodo lại mở ngọn gió tây đưa doàn thuyền đi.” Home đã dung yếu tố hoang đường kỳ ảo đó là chiếc túi gió của thần để giải thích cho hiện tượng thiên nhiên . Đó là gió tây thuận lợi cho người đi biển. Còn do tính ích kỷ, hep hòi của con người mà khiến thiên nhiên nổi giận. Những người bạn đồng hành của Uyles do ích kỷ, nghi ngờ mà đã mở chiếc túi ra. Tai họa ập đến với đoàn thuyền: « Ngọn gió hung dữ được được giải thoát, mặt biển đang yên bình trở nên khác thường. Mây đen ùn ùn kéo tới. Mưa trút xuống như nước, bảo tố nổi lên. Gió từ các hướng vật vã quay cuồng, song đại dương dâng lên cao ngút’’. Đây thực chất là hiện tượng bất thường của tự nhiên, những hiểm họa của thiên nhiên nhưng do trình độ khoa học còn thấp kém, những hiểu biết khoa học còn non trẻ nên Home đã dùng yếu tố hoang đường để giải thích.
Hơn nữa, trên mặt biển còn có hai con quái vật : « Một con là Xikila chúng chú ngụ trong một hang động, một con là Crip luôn huts nước và phun nước ra ». Nhờ trí tưởng tượng phong phú và sự hiểu biết về hiện tượng thự nhiên kỳ bí trên. Chính vì vậy mà Home đã miêu tả rất chân thực nhưng mang vẻ đẹp của sự huyền bí: “Mỗi lần con Capi hút nước vào lòng biển xoáy thành một vưc réo lên ùng ục là đáy lộ ra nền cát xanh thẫm. Để khi con Carip phun nước ra biển khơi chuyển đông dữ dội nước dâng cao ngút, nổi song, nổi bọt tưởng như biển đang bị đun sôi sung sục trên một cái chảo trên than hồng”. Đây chính là hiện tượng thiên nhiên kỳ bí trên mặt biển. Lốc xoáy, núi lửa dưới lòng đại dương, những nguy cơ tiềm ẩn của biển cả. Nhưng vì hiểu biết chưa nhiều về khoa học, nên Home giải thích bằng hiện tượng hoang đường, kỳ ảo. Qua đó chúng ta thấy được khát vọng chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên của con người, muốn làm chủ biển cả, và cải tạo thiên nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét