Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Ý nghĩa của nghệ thuật tương phản trong tiểu thuyết những người khốn khổ của Victor Hugo.

Ý nghĩa của nghệ thuật tương phản trong tiểu thuyết những người khốn khổ của Victor Hugo.
Victor Hugo đã sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật tương phản. Các nhân vất trong bộ tiểu thuyết đã hiện ra một cách chân thật nhất với cuộc sống. Đó là những con người khốn khổ như Giăng Vangiăng, Phăngtin, Côret. Họ là những người nghèo khổ, nhưng có đạo đức, có tình thương, ở họ là tâm hồn cao thượng, trong sạch, vị tha và giàu đức hi sinh như Giăng Vangiăng, Phăngtin, Gavơrot…. Nhưng họ lại bị đối xử một cách bất công và bị đẩy xuống bùn nhơ của cuộc đời. Trong khi đó, đối lập với những người khốn khổ là những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội. Tuy nhiên ở họ lại là tâm hồn thấp kém, ích kỷ, độc ác, tàn nhẫn như Giave- không một chút tình người, như Ghilơnơmăng. Qua hai loại hình tượng nhân vật được xây dựng đối lập nhau đã tạo ra sự tương phản trắng- đen mạnh mẽ, gắn bỏ mạnh mẽ, hòa quyện vào nhau, tạo nên chất kịch tính cao, gây ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Victor Hugo với ngòi bút trìu mến đã đứng về phía người lao động nghèo khổ, đặt niềm tin ở quần chúng tin vào sự tiến bộ, tin vào sức mạnh tinh thần của họ từ đó tác giả đã xây dựng rất thành công những nhân vật chính diện. Đó là một người tù khổ sai, một cô gái điếm, một loạt trẻ con đầu đường xó chợ…Nhưng khi đọc lên người đọc nhận thấy vẻ đẹp toát ra từ những con người dưới đáy xã hội này, và dành cho họ một tình yêu. Ngược lại đó là sự tàn nhẫn của xã hôi tư sản ích kỷ, tàn ác. Những trang văn của ông mang đậm màu sắc lạng mạn. Như vậy chúng ta thấy hiện lên một xã hội đầy dẫy những đau khổ và bất công. Xã hội ấy chứa đững mâu thuẫn cần phải giải quyết. Thật đúng với lời nhân xét của Lưu Liên: “Tràn đầy trong tác phẩm của ông là cảm hứng xã hội to lớn. Nhưng những mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của con người được Hugo diễn tả đặc biệt, dưới dạng đụng độ gay go giữa thiện và ác. Đó là kiểu sáng tác riêng của ông…”

1 nhận xét:

  1. bạn làn được câu nay khong "bình luận cái chết của quasimodo"-Nhà thờ đức bà paris

    Trả lờiXóa